Du lịch Yên Bái du khách sẽ được tìm đến với những đại danh nổi tiếng như ruộng bậc thang mùa lúa chín Mù Cang Chải hay hồ thác bà (vịnh hạ long trên cạn). Đến Yên Bái du khách còn bị thu hút bởi những món ăn đặc sản nức lòng thực khách gần xa, ăn một lần là say cả đời.
Yên Bái cách Thủ đô Hà Nội khoảng 300km về phía Tây Bắc. Để đến được vùng đất hấp dẫn bậc nhất núi rừng Tây Bắc này du khách phải đi qua những cung đường đèo quanh co, uốn lượn quanh núi. Trong đó phải kể đến đèo Khau Phạ và đèo Pha Đin. Đây là những cung đường đèo được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo đẹp nhất của Việt Nam. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất Yên Bái du khách đừng bỏ qua danh sách những món ăn đặc sản của người dân nơi đây. Ngoài thưởng thức tại chỗ du khách có thể mua về làm quà.
Xôi ngũ sắc là một món ăn quen thuộc của đồng bào dân tộc phía Tây Bắc. Xôi ngũ sắc là món ăn đặc sản, độc đáo và hấp dẫn nằm trong danh sách những món ăn đặc sản Yên Bái. Mà bất cứ du khách nào khi đến đây cũng nhất định phải thử.
Xôi ngũ sắc được nấu từ gạo nếp Tú Lệ và các loại rau củ, lá rừng. Để có thể tạo nên 5 màu sắc của sôi khác nhau. Thì người ta phải ngâm gạo với các loại màu khác nhau được lấy hoàn toàn tự nhiên. Mỗi màu sắc của sôi còn mang mỗi ý nghĩa thiêng liêng riêng. Xôi ngũ sắc ở Yên Bái được bán ở các chợ phiên. Sôi có màu sắc bắt mắt và vị dẻo thơm, ăn vào sẽ thấy vị bùi béo khiến lữ khách ăn vào sẽ bị mê mẩn khi về vùng rẻo cao.
Cá nướng Pa pỉnh tộp là món ăn truyền thống của người dân tộc Thái vùng Yên Bái. Cá nướng là loại cá chép được bắt dưới suối, cá sống trong suối nên khác biệt hẳn với cá nuôi ở dưới xuôi. Sau khi bắt được cá mang về người ta làm sạch rồi ướp với các loại gia vị của núi rừng như mắc khén, gừng tỏi, rau thơm,… rồi kẹp vỉ nướng trên than hồng. Nếu được thưởng thức món cá nước đặc biệt này. Du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm của thịt cá quyện cùng các loại gia vị nồng nàn. Ăn vào một lần là muốn ăn lần nữa.
Pa Pỉnh Tộp là món ăn đặc sản nổi tiếng. Pa theo tiếng Thái có nghĩa là “cá suối”. Pa Pỉnh Tộp có nghĩa là cá gập nướng. Sở dĩ có tên gọi là cá gập nướng là dựa vào hình dáng của con cá khi đem đi nướng. Cá sau khi được người Thái mổ sạch, được tẩm ướp gia vị. Rồi gập đôi con cá để nướng nên bà con dân tộc mới đặt cho nó cái tên đặc biệt như vậy.
Bánh chưng đen Yên Bái dẻo thơm, béo bùi càng ăn càng thèm. Bánh chưng đen Yên Bái là món ăn quen thuộc vào dịp Tết của người dân Yên Bái. Điều làm nên sức hấp dẫn của món bánh chưng này khác biệt với bánh chưng dưới xuôi. Đó là gạo đen được trộn gạo cùng với cây núc nác và hoa vừng đen. Để tạo nên hương thơm đặc trưng, béo bùi ngon khó cưỡng.
Bánh chưng đen vừa là món đặc sản vừa mang ý nghĩa thiêng liêng. Thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên với thiên nhiên đất trời và là món ăn ngày Tết truyền thống của người dân tộc Thái tại Yên Bái nói riêng và vùng núi cao Tây Bắc nói chung.
Bánh chưng đen Yên Bái món ăn có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và đất trời Bánh chưng đen là món ăn truyền thống của đồng bào người Thái đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Thì người dân tộc Thái ở Yên Bái rủ nhau hái cây núc nác, cây hoa vừng đen để làm bánh chưng đen thưởng thức và thết đãi khách tới nhà. Món ăn này còn được người dân nơi đậy gọi là món ăn có sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và đất trời.
Trước đây thịt trâu gác bếp được người dân nơi đây dùng để dự trữ thịt được lâu không bị hỏng. Nhưng hiện nay nó đã trở thành món ăn đặc sản mà du khách đến đây có thể thưởng thức hoặc mua đen về. Thịt trâu được xông khói và treo trên gác bếp để dùng dần trong vài tháng. Khi ăn sẽ đem xuống rửa sạch và chế biến thành rất nhiều món khác nhau. Món thịt trâu gác bếp có vị ngọt đậm đà, khác hẳn với các món ăn khác từ thịt trâu.
Thịt trâu gác bếp Yên Bái được mọi người biết đến là thứ quà được chế biến từ thịt trâu rừng. Món ăn mang đến hương vị tự nhiên với vị cay của ớt và vị mặn nhè nhè của thịt trâu. Đã thấm đều với gia vị cho ra vị ngon đặc trưng không thể gặp được ở đâu.
Đến với Mù Căng Chải du khách sẽ được đắm mình và thả hồn vào thiên nhiên đẹp vạn người mê. Sau khi ngắm cảnh ruộng bậc thang du khách sẽ có cơ hội dạo quanh các phiên chợ Mù Cang Chải. Để thưởng thức đặc sản khó cưỡng là món gà nướng lá mắc mật thơm lừng. Ăn vào bạn sẽ cảm thấy từng miếng thịt dai, ngon ngọt, đậm đà gia vị. Với vị rất đặc trưng của thịt gà được kết hợp cùng vị chua ngọt của lá mắc mật.
Món gà nước lá mắc mật này còn có hương vị riêng của núi rừng Yên Bái. Khi chấm cùng với chẳm chéo, một loại gi vị chấm kết hợp tiết và gan gà, ớt tỏi và quả mắc khén. Đúng như người ta nhận xét ăn xong muốn ăn nữa.
Trước đây thì đồng bào dân tộc người Thái làm Pà mẳm. Như một cách dự trữ thức ăn qua năm. Nhưng ngày nay đây được coi là món ăn đặc sản mà người Thái. Món ăn này chỉ dùng thiết đãi khách quý và bạn bè thân thích. Dùng những khi nhà có việc lớn, việc vui.
Pà mẳm được gọi theo tiếng của đồng bào Thái có nghĩa là mắm cá. Pà mẳm có nhiều loại nhưng món Pà mẳm ngon và quý phải kể đến Pà mẳm cá chép. Cá chép dùng để làm Pà mẳm nhất thiết phải là cá chép ruộng hay cá chép ao. Cá sau khi được bắt về được thả không cho ăn trong bể từ 3 đến 4 ngày cho nhả hết bùn đất. Xong rồi vớt ra chậu khô đổ rượu ngon cùng muối đã rang chín vào và đậy chặt lại. Quá trình cá giẫy thì một lượng muối, rượu sẽ được đưa vào bụng cá. Cứ như thể cho đến khi cá chết. Xong rồi người ta đem cá ướp trong vại với rất nhiều gia vị như: thính gạo nếp, hạt sẻn, ớt tươi băm nhỏ, xả, riềng, quế chi… những gia vị này đều phải được xào thơm trước khi đem ướp. Để qua một ngày, thì người ta chắt nước trong vại ra đun sôi để nguội rồi lại đổ vào vại cá. Những công đoạn này được lặp lại hai lần trong các ngày kế tiếp. Đến khi đủ ba lần như vậy, thì người ta bịt kín miệng vại Để đem vại chôn sâu ở nơi khô thoáng. Sau 3 năm món Pà mẳm cá chép mới được đem dùng.
Pà mẳm ngon và đạt yêu cầu là khi mở ra. Thì Pà mẳm phải có mùi thơm của thính nếp. Với gia vị và cá được ướp chín bằng rượu, muối và các gia vị cay nóng không còn mùi tanh. Cá vẫn còn nguyên con, thịt cá có màu hồng tươi và dai như cá mực. Pà mẳm có thể được nướng chín.
Vùng đất Nghĩa Lộ - Yên Bái vốn là cái nôi văn hóa người Thái. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái không chỉ có cảnh quan làm say lòng người. Mà còn có những sản vật đặc trưng khó lẫn vào vùngmiền nào khác. Trong số đó, không thể không nhắc đến các món ăn làm từ côn trùng luôn có sức hút đặc biệt mà không vùng nào có được. Trước đây vào đầu tháng 7 khi hoa nhãn nở rộ. Những cơn mưa đầu mùa bắt đầu xuất hiện. Thì khắp các hàng quán Yên Bái lại có món dế chiên giòn. Những con dế mập ú được tẩm ướp gia vị rồi cho vào chảo dầu đang sôi. Để chiên giòn đem ra có màu vàng ruộm bắt mắt và mùi thơm đặc trưng.
Hiện nay món dế mèn rán được xem là đặc sản không cầu kỳ nhưng được rất nhiều thực khách lựa chọn. Nên được người dân người dân chủ động nuôi dế để phục vụ nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của thực khách. Dế được nuôi trong các trang trại bằng chậu nhựa, hùng xốp hay thùng bìa cát tông. Với thức ăn chủ yếu là các loại cỏ sạch, rau muống. Nuôi khoảng 40-45 ngày thì có thể thu hoạch để phục vụ thực khách.
Lạp xưởng Yên Bái món ăn ngon khó cưỡng. Một trong những đặc sản nên thử khi đến với vùng đất Yên Bái. Lạp xưởng Yên Bái là một trong những món đặc sản nổi tiếng của vùng cao Yên Bái. Món ăn này mang hương vị đậm đà và mùi thơm của bã mía hun cùng với củi.
Lạp xưởng ở Yên Bái vì được hun khói cho nên bề ngoài của lạp xưởng trông hơi sẫm màu. Nhưng lại rất săn và rất thơm ngon. Khi thưởng thức lạp xưởng bạn sẽ cảm nhận được một mùi thơm trông vừa lạ mà cũng rất quen thuộc. Đó chính là mùi thơm từ bã mía kết hợp củi mang lại..
Lạp xưởng được làm từ các nguyên liệu như lòng non, thịt nạc xay nhuyễn xong rồi được đúc vào lòng non.Lạp xưởng sau khi làm xong được treo trên góc bếp, hun khói kỹ. Khi ăn thì chiên lên và chấm cùng tương ớt ngon mỹ mãn.
Măng sặt là đặc sản thiên nhiên ở Yên Bái. Măng Sặt không chỉ có thể ăn ở đây mà du khách có thể mua mang về. Món này được bán ở rất nhiều nơi. Đây là món đặc sản được nhiều thực khách ưa thích khi đến với Yên Bái.
Măng sặt được mùa nhất là vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 dương lịch. Thời gian vụ măng ngắn chỉ từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Loại măng này thuộc họ tre, cây thân nhỏ rất thẳng, búp măng trắng nõn, mềm và ngọt, mọc tự nhiên. Măng sặt hiện nay có nhiều ở các vùng núi ở Trạm Tấu, Văn Chấn...
Măng sặt có vị ngọt và mềm, dễ ăn, dễ để chế biến các món ăn. Món ăn này phù hợp với khẩu vị của nhiều ngườ. Măng sặt có thể chế biến được rất nhiều các món ăn như: món luộc, món om, món xào, món nướng… món măng sặt ninh sườn măng chạy hơn sườn ăn một lần là muốn ăn thêm nhiều lần nữa.
Ngoài những món ăn ngon hấp dẫn trên đây. Đến với Yên Bái du khách còn có thể mua và mang về những món ăn, những đặc sản nức danh Yên Bái như Mận tam hoa Mù Cang Chải, Nếp Tú Lệ, Cam Văn Chấn, Bánh Chuối lục Yên, Chè Shan tuyết suối Giang....
Xem thêm: Bất động sản Yên Bái