Bán nhà đất tại Huyện Kim Bôi, Hòa Bình

Danh sách tin đăng
1356 bất động sản

Cần chuyển nhượng 10ha đất Kim Bôi Hòa Bình

Cần chuyển nhượng 10ha đất Kim Bôi Hòa Bình

Cần chuyển nhượng 10ha đất Kim Bôi Hòa Bình

Thỏa thuận
100000 m²
Huyện Kim Bôi, Hòa Bình
09/06/2024

Huyện Kim Bôi được tạo hóa ban tặng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với hệ thống hang động, những ngọn núi, cánh rừng hùng vĩ. Ngoài ra, Kim Bôi còn là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Để phát huy tiềm năng, huyện đã chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, du lịch, phấn đấu trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của tỉnh ta.

Hiện nay, Serena Resort thuộc xóm Khai Đồi, xã Sào Báy là một trong những khu nghỉ dưỡng cao cấp của huyện Kim Bôi.


Mảnh đất giàu tiềm năng du lịch
Từ lâu, Kim Bôi được du khách biết đến bởi nguồn nước khoáng nóng. Nước khoáng Kim Bôi được đánh giá là một trong những nguồn nước khoáng thiên nhiên tốt nhất Đông Nam á. Ngoài ra, Kim Bôi là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường; di chỉ khảo cổ khu mộ cổ Đồng Thếch (xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng) có từ nửa cuối thế kỷ XVII với những cột đá lớn nhỏ được khắc chữ Hán - Nôm, được xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Hàng năm, trên địa bàn huyện có nhiều lễ hội được duy trì như: lễ hội Mường Động, Hội xuân, lễ hội Khuống mùa, Mừng cơm mới… Tại các lễ hội làng thường diễn ra các trò chơi dân gian mang tính cộng đồng như ném còn, đánh mảng, đánh đuống, kéo co, đẩy gậy, gọi nàng Khọt… Đi với đó là các điệu múa đặc trưng như múa bông, múa dâng hoa, múa cửa đình, xen lẫn những màn xéc bùa, hát đối, ví đúm…

 

Ngoài ra, Kim Bôi còn có hệ thống hang động phong phú, những ngọn núi, cánh rừng già… Những tiềm năng đó giúp Kim Bôi có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều điểm du lịch sinh thái như điểm nghỉ dưỡng cao cấp Serena Resort (xã Sào Báy), Cửu Thác Tú Sơn (xã Tú Sơn), thác Mặt Trời (xã Kim Tiến), khu rừng đặc dụng Thượng Tiến, khu V’Resort (xã Vĩnh Tiến)…

Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động du lịch phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng và lợi thế của huyện. Du lịch vẫn còn những hạn chế như quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát, cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức, hiệu quả KT - XH còn thấp. Nguyên nhân chính là do hoạt động du lịch ở Kim Bôi chưa có định hướng tổng thể, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chính vì vậy, UBND huyện Kim Bôi ban hành Quyết định số 1126/QĐ - UBND ngày 5/4/2017 phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Kim Bôi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là cơ sở quan trọng cho việc quản lý, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả những tiềm năng, góp phần phát triển du lịch huyện Kim Bôi.

 

Nếu so sánh với các huyện trong tỉnh, lượng khách đến huyện Kim Bôi ở mức trung bình, cao hơn các huyện: Kỳ Sơn, Yên Thủy, Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong nhưng thấp hơn thành phố Hòa Bình, huyện Mai Châu, Lạc Thủy. Tổng thu từ du khách đến huyện Kim Bôi đứng thứ 3 trong tỉnh (sau huyện Lương Sơn và Lạc Thủy). Năm 2017, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Kim Bôi đã có nhiều tín hiệu khả quan, các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tính đến tháng 11/2017 đã có 196.985 lượt khách du lịch, trong đó, khách nội địa 18.771 lượt, khách quốc tế 8.124 lượt, công suất sử dụng phòng đạt 65%; doanh thu đạt 137.651 triệu đồng.

Mục tiêu đặt ra của huyện Kim Bôi là phát triển du lịch chất lượng cao để thu hút du khách trong và ngoài nước không ngừng tăng theo các năm. Với các khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp du lịch cộng đồng; hình thành các tuor du lịch chất lượng cao. Huyện phấn đấu đến năm 2020 đón khoảng 250 nghìn lượt khách, năm 2025 đón khoảng 400 nghìn lượt khách; phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 650 nghìn lượt khách. Tổng thu từ du lịch năm 2020 khoảng 250 tỷ đồng, năm 2025 đạt khoảng 460 tỷ đồng, năm 2030 đạt khoảng 900 tỷ đồng