Tin tức nhà đất Cao Bằng

Ẩm thực Cao Bằng ăn là mê

15/09/2020 ,15:47

Ẩm thực Cao Bằng ăn là mê - du lịch Cao Bằng và thưởng thức những món ăn hấp dẫn khó quên tại vùng đất biên giới của tổ quốc.

Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc. Với đường biên giới dài trên 333 km, Theo chiều Bắc – Nam 80 km. Với tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Lại có sự kết hợp giữa địa hình và khí hậu trên đã mang lại cho mảnh đất nơi đây. Với những trù phú về nông nghiệp. Cùng với vẻ đẹp hung vĩ của thiên nhiên nơi đây. Cùng với những người dân hiền lành, tốt bụng, đôn hậu. Đã làm nên những món ăn chân chất ngon lạ từ thiên nhiên, đi vào lòng người. Khiến du khách ăn một lần là nhớ mãi về sau.

Đặt chân lên mảnh đất Cao Bằng dù đi du lịch hay đi công tác xa. Thì bạn không thể bỏ qua các món ẩm thực nơi đây. Đến với Cao Bằng du khách có thể thưởng thức các món ăn, sản vật tại đây hoặc mua mang về làm quà biếu tặng. Những món ăn ẩm thực nổi tiếng mang đậm nét văn hóa địa phương Cao Bằng không thể không kể đến như: Xôi trám, cá trầm hương nướng, phở chua, Bánh trứng kiến, Khẩu Sli Cao Bằng, Bánh áp chao, Bánh cóng phù, Lạp sườn Cao Bằng, Miến dong đen, Bánh cuốn, lợn sữa quay, Bò gách bếp.....

Xôi trám Cao Bằng

Đây món đặc trưng của bản làng người Tày. Món ăn này rất đặc biệt ở vùng đất Cao Bằng. Dù là ở khách sạn hay tiệc cưới, đám cỗ trong gia đình ở Cao Bằng. Đều phải có món Xôi trám trên bàn tiệc. Khi tiết trời sang thu, thì người dân tộc Tày – Nùng lại lên rừng hái quả trám. Để mang về làm xôi trám. Món xôi ngon hay không một phần lớn quyết định ở việc chọn nguyên liệu chính. Có hai loại trám: trắng và đen.

Trám trắng thường dùng làm những thứ kẹo, mứt, đậu sị, ô mai và còn dùng để chữa ho và còn có tác dụng giải rượu.  Nhưng chỉ có những người đầu bếp tinh tế và có cách chế biến riêng sẽ chọn quả trám đen để nấu xôi. Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất tốt cho sức khỏe, thơm, bùi và béo ngậy. Quả trám sau khi hái về ngâm nước ấm, bóc lấy phần thịt rồi trộn với gạo nếp cùng một số gia vị rồi nấu. Mùi vị của xôi trám rất thơm và bùi, mùi lạ đặc biệt. Trám nấu xôi quả chín mọng, không bị sâu. Ngâm nước trong nhiệt độ khoảng 25 đến 30 độC một lúc cho mềm. Lấy phần thịt bỏ hột rồi trộn với xôi đã đồ thật nhuyễn, có màu tím hồng.

Phở chua Cao Bằng

Phở chua là đặc sản của vùng đất Cao Bằng. Món Phở chua được người dân nơi đây chính là đầu bếp đã làm theo quy trình đơn giản đậm nét riêng biệt. Phở chua với nhiều gia vị, thành phần. Như thịt ba chỉ rán giòn, khoai tầu được cắt sợi chiên giòn, gan lợn cắt mỏng. Trong đó dạ dày lợn được làm sạch sau đó luộc qua rồi mới đem rán, thịt vịt quay béo tròn. Trong bụng tẩm ướp các loại gia vị và đặc biệt không thể thiếu hương vị của lá móc mật. Bánh phở Cao Bằng thơm ngon, dai, khó lẫn với những địa phương khác. Vì được làm từ gạo Cao Bằng ngọt mà dẻo.

Để có được bát phở chua ngon còn có nguyên liệu đặc biệt tạo sức hấp dẫn cho phở chua nằm ở nước sốt. Nướt sốt được  người làm phi thơm hành tỏi rồi lấy nước trong bụng con vịt quay. Rồi pha một chút dấm, tỏi, đường, nước mắm. Sau đó cho chút bột báng để cô sánh nồi lại. Phở chua là món ăn nguội nên rất được chuộng vào những ngày thời tiết mát dịu. Ngoài các nguyên liệu trên, phở chua còn ăn kèm với đậu phộng, rau thơm, húng, mùi, dưa chuột cắt mỏng. Ăn một bát phở Chua Cao Bằng đúng là ngon từ miếng đầu tiên đến miếng cuối cùng.

Bánh trứng kiến

Đến với Cao Bằng bạn không thể bỏ qua món ăn đặc biệt là bánh trứng kiến. Bánh Trứng Kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả.

Cứ vào độ thời gian khoảng tháng 4, tháng 5 hàng âm lịch hàng năm. Khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang hè, bà con dân tộc Tày - tỉnh Cao Bằng. Lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh. Họ chọn lấy trứng kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loài kiến thường làm tổ trên cây vầu rồi mang về phi mỡ heo cho thơm, một chút lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và đem vào khay hấp. Khi bánh chín có mùi thơm của lá vả ngon đậm đà. Du khách có thể ăn tại đây hoặc mua đem về làm thức quà đặc biệt.

Cá Trầm Hương  thác Bản Giốc

Đây là loài cá ngon trứ danh ở thác Bản Giốc. Không ăn món này khi đến thác Bản Giốc sẽ là một điều hối tiếc. Món ăn này được gọi là cá trầm hương bởi loài cá này thường ăn rễ, lá mục của cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng. Chính vì vậy thịt chúng ngon hơn nhiều loại cá nào khác. Khi ăn có thể cảm nhận được vị trầm.

Món ngon nhất từ loài cá trầm hương là nướng. Vì giữ nguyên được mùi vị của cá, khiến người sành ăn cũng phải trầm trồ. Cá bắt từ sông, làm sạch. Sau đó mổ bụng rồi nhét thêm một vài loại rau, gia vị như hành, thì là, ớt… vào bên trong. Rồi bọc qua bằng lớp lá chuối rồi cho lên bếp than nướng. Khi chín, cá tỏa mùi thơm nức. Gỡ miếng cá chấm cùng chút nước mắm nguyên chất. Vừa ăn vừa cảm nhận vị thơm ngây ngất, phảng phất vị trầm khiến bạn sẽ nhớ mãi.

Khẩu Sli Cao Bằng

Đây là món bỏng gạo nếp ăn rất độc đáo của người dân Cao Bằng. Thứ bánh này được chế biến rất đặc biệt từ nhiều nguyên liệu khá nhau, thường được người dân bản địa làm để tiếp khách, phục vụ trong dịp lễ, Tết hay nhà có việc trọng đại. Đây không chỉ là một món ăn vặt ngon bởi nguyên liệu mà còn độc đáo và tinh tế từ.


 

Bánh áp chao

Áp chao đây là món bánh quen thuộc của các tỉnh miền núi phía Bắc, tuy nhiên, bánh áp chao nhân thịt vịt của Cao Bằng lại có hương vị riêng. Cứ vào mùa đông khi tiết trời xe lạnh, người dân nơi đây thường làm bánh áp chao. Giường như khi ăn vào giữ ấm cho cơ thể xóa tan đi cái lạnh của miền Tây Bắc.

Miếng bánh giòn thơm, vị đậm đà, béo bùi của thịt vịt hòa với vị nếp ngon lành cực kỳ thích hợp để nhâm nhi trong tiết trời đông se lạnh. Không khó để tìm thấy những quán bán bánh áp chao ở các con phố, ngõ nhỏ của Thành phố. Từ nguyên liệu đơn giản như bột nếp, khoai tầu, thịt vịt sống lọc thái nhỏ tẩm ướp làm nhân… tạo nên chiếc bánh vàng ươm, thơm nức mũi. Bánh áp chao ăn với nước chấm dấm đường pha chua ngọt, mấy sợi đu đủ xanh non thái chỉ và ít rau húng thơm lừng.

Bánh cóng phù (Bánh trôi Cao Bằng)

Bánh trôi là một món ẩm thực quen thuộc với mọi người dân đâu đâu người ta cũng có món này. Thế nhưng ở Cao Bằng người ta gọi là coóng phù (còn có tên khác là phù noòng) theo tiếng Tày. Cách thức làm bánh và nguyên liệu khác với cách làm bánh trôi thông thường. Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng.

Những viên coóng phù thường có màu trắng tinh, nhiều người trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với lá cẩm, lá dứa để tạo thêm màu sắc mới lạ, vị và mùi thơm khác nhau. Hoàn toàn không có chất tạo màu tạo mùi hóa học. Bát bánh trôi nóng hổi chan với nước đường thơm mùi gừng, có thể rắc thêm ít lạc rang giã nhỏ, nước cốt dừa cho thơm, như thế mới cảm nhận được sự độc đáo, vị ngon của bánh.

Lạp sườn Cao Bằng

Lạp sườn món ăn thân thuộc miến Tây Bắc, nhưng ở Cao Bằng lạc sườn có đặc trưng riêng, to hơn và được chế biến cầu kỳ hơn vùng đồng bằng. Nguyên liệu chính lòng non được rửa thật sạch bằng rượu trắng. Nhân làm lạp sườn là thịt thăn, nạc vai hoặc nạc mông, những phần ngon của thịt lợn mán đen. Thịt được băm nhỏ, tẩm ướp với gia vị, hành băm phi thơm, đặc biệt không thể thiếu hạt mắc khén cùng chút rượu tạo mùi thơm khác biệt.

Sau đó nhồi nhân thật chặt vào ruột, sao cho miếng lạp xưởng tròn đều và căng mượt. Nhân được nhồi căng, đem phơi dưới nắng khoảng 3 ngày rồi treo lên gác bếp hoặc hun khói với bã mía. Hơi ấm của lửa sẽ làm lạp xường se lại, săn chắc, lại càng thơm đậm đà với mùi ngọt thoảng của bã mía. Lạp sườn được nắng, được hơi lửa, cứ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng ngà của thịt mỡ trông thật hấp dẫn

Miến dong đen

Miến dong chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta đều biết đến, Còn với người dân nơi đây bao lâu, Cao Bằng nổi tiếng có sản phẩm miến dong đen được làm từ bột dong riềng nguyên chất, ngon. Với sự khéo léo và kinh nghiệm của những người dân nơi đây đã tạo nên những sợi miến bóng, đẹp, giòn, dai và có hương thơm đặc trưng của bột dong mà không sử dụng bất kì loại hoá chất nào. Trong mâm cỗ ngày Tết, người dân Cao bằng với bát miến được nấu với thịt gà ăn kèm với nấm hương, mộc nhĩ đã là món ẩm thực truyền thống, đậm đà và ấm lòng của người dân vùng nùi nơi đây.

Bánh cuốn

Bánh cuốn Cao Bằng đặc biệt nhất ở nước dùng. Không như người Hà Nội, Hà Nam chấm bánh vào nước mắm gia giảm chua ngọt, người Cao Bằng nhúng bánh cuốn trong thứ nước dùng ninh từ xương ngọt ngào. Cũng bởi lẽ đó nên nhiều người cũng gọi bánh cuốn Cao Bằng là bánh cuốn canh, để phân biệt với loại bánh cuốn chấm nước mắm của người miền xuôi. Nguyên liệu chính làm lên bánh cuốn là Bột gạo

Lợn sữa quay

Ở Cao Bằng thường chọn loại lợn địa phương từ 4 đến 6 kg để quay. Sau khi sơ chế xong dùng giấy bản thấm khô mình con lợn. Sau đó nhồi lá mác mật cùng các gia vị khác vào bụng con lợn rồi khâu lại, dùng cây tre xuyên từ mõm tới đuôi rồi quay trên bếp than hồng, vừa quay vừa dùng mật ong và các gia vị khác phết lên mình con lợn để cho giòn bì và khỏi nứt. Thịt quay ngon là thịt vừa chín tới, bì vàng rộm, giòn tan, mùi thơm quyến rũ. Nước dùng chấm thịt lợn quay được pha chế theo một công thức rất riêng biệt.

Bò gách bếp

Cao Bằng là nơi địa hình thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi, nơi nuôi nhiều bò, nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Đặc biệt nuôi Bò để thịt cũng nhiều. Trong đó, sấy khô là cách chế biến để bảo quản, dự trữ thịt bò của người dân địa phương, vừa để được lâu lại vừa có hương vị thơm ngon độc đáo.

Thịt bò dùng để sấy khô loại nào cũng ngon, không kén chọn. Nhưng ngon nhất vẫn là loại thịt mông, thịt bắp, vừa nạc vừa mềm. Thịt được xẻ ra thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Nhưng thường to chừng hai ba ngón tay, dài chừng gang tay là vừa nhất. Thịt được tẩm ướp bằng muối, nước cốt gừng và đặc biệt không thể thiếu rượu trắng. Trước khi ướp, khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.

Cá chiên sông Gâm

Cao Bằng còn một đặc sản thuộc loại nổi tiếng, đó là con cá chiên sông Gâm. Loại cá lăng màu đen này vốn được một ông chủ quán chả cá Lã Vọng đánh giá là ngon nhất để làm chả cá. Lòng cá được người sành ăn cho là thứ ngon nhất trên đời.
Cá chiên có con đến vài chục kg, là loại khó bắt vì chuyên sống trong hang ngầm dưới sông. Người đi câu thường đóng cả lán trại thường xuyên để đợi cá, đến khi câu được con nào là có người đến tận chỗ mua.

Quý vị muốn thưởng thức đặc sản này, hãy cùng chúng tôi sách va ly lên và chuẩn bị đi và khám phá về con người, thiên nhiên, đăc biệt hơn cả là ẩm thực nơi đây, khi về bạn nhớ mua về làm quà cho người thân. Thay cho lời kết cảm ơn bạn đọc đã lắng nghe chia sẻ của chúng tôi.