Tin tức nhà đất Hà Giang

Vị trí đia lý Hà Giang và những nét đẹp nơi đây

19/08/2020 ,13:22

Vị trí đia lý Hà Giang - Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc. Đây là vùng đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Với tiềm năng trữ lượng khoáng sản thiên nhiên phong phú.

Hà Giang là vùng đất địa đầu của Tổ Quốc. Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km. Phía đông giáp tỉnh Cao Bằng. Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Hà Giang cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Bắc theo quốc lộ 2.

Vẻ đẹp thiên nhiên Hà Giang

Tỉnh Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.945,8 km2. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang. Cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, có vĩ độ 23013'00". Điểm cực tây, có kinh độ 104024'05". Mỏm cực đông có kinh độ 105030'04".

Đặc điểm địa hình:

Tình Hà Giang với cấu tạo địa hình phức tạp. Thiên nhiên đã tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản,...rất phong phú. Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và địa hình. Tỉnh Hà Giang được chia thành ba vùng. Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt. Trong mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng biệt.

- Vùng I: Đây là vùng cao núi đá phía Bắc bao gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Với tổng diện tích toàn vùng là 2.352,7 km2. Với dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Ở đây có điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông. Cũng như mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đới. Còn về chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa và nuôi ong.

- Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây. Bao gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Với diện tích tự nhiên 1.211,3 km2. Có mật độ dân số chiếm 15,9%. Cùng với điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa. Cây lương thực của người dân ở đây chính vùng này là lúa nước và ngô. Cùng với chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm.

Núi đồi Hà Giang

- Vùng III: Là vùng núi thấp bao gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang. Đây là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Có diện tích tự nhiên 4.320,3 km2. Cùng mật độ dân số chiếm 49,8%. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới. Ngoài ra ở vùng núi thấp này còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, bưởi, chanh ...

Về điều kiện khí hậu:

Tỉnh Hà Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao. Khí hậu của tỉnh Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn. Bên cạnh đó cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc. Nhưng cũng ấm áp hơn các tỉnh miền Tây Bắc . . .

Nhiệt độ trung bình của tỉnh Hà Giang cả năm khoảng 21,60C - 23,90C. Với biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 40độ C vào(tháng 6, 7. Ngược lại nhiệt độ vào mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,2 độC trong tháng 1 âm lịch.

Mây vờn núi Hà Giang

Chế độ mưa ở tỉnh Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm. Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây. Với lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10 và tương đối ít nắng.

Hà Giang - Vùng đất giàu tiềm năng du lịch:

Hà Giang là vùng đất địa đầu của tôt quốc. Nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Với cảnh quan nguyên sơ. Với vùng Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Cùng các địa danh nổi tiếng như núi đôi Quản Bạ, Yên Minh, phố cổ Đồng Văn, Phố Cáo, Cột cờ Lũng Cú, dinh Vua Mèo, đèo Mã Pí Lèng, chợ phiên Mèo Vạc, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì…rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch.

Hồ Noong

Hà Giang là vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Nhưng việc khai thác và quản lý các loại hình du lịch của Hà Giang vẫn còn mới mẻ, sơ khai. Cũng như chưa được đầu tư, tổ chức một cách hệ thống, bài bản. Trong một tương lai không xa việc khai thác và đầu tư đẩy mạnh các loại hình du lịch cho tỉnh Hà Giang. Sẽ tạo tiềm lực phát triển bền vững kinh tế của tỉnh. Cũng như góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc của mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc.

Đèo Mã Pí Lèng:

Đến với Hà Giang chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua địa điểm. Đèo Mã Pí Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc. Một cung đường đẹp nhất của vùng cao nguyên đá Hà Giang. Đèo Mã Pí Lèng được thiên nhiên ban tặng với cảnh quan sơ khai. Nằm chênh vênh giữa một bên là núi đá cao ngút trời. Một bên là vực sâu thăm thẳm và ngắm nhìn dòng sông Nho Quế uốn lượn như một dải lụa mềm mại. Đứng ở đây ngắm nhìn cảnh quan sẽ mang đến cho bạn những cung bậc cảm xúc vô cùng tuyệt vời. Đứng trên đỉnh đèo nhìn ra xa là ngàn lớp mây mênh mông xám xịt bao quanh núi. Với màu trắng xóa huyền ảo của mây. Thẳm sâu hun hút của vực sâu. Đặc biệt khi đứng trên mỏm đá nhô ra trên đèo Mã Pì Lèng. Sẽ giúp người ta cảm nhận được trọn vẹn sự hùng vĩ bao la của núi rừng miền biên giới phía bắc.

Rừng thông Yên Minh:

Đến với Rừng thông Yên Minh bạn sẽ cảm nhận như được đến Đà Lạt. Nơi đây được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam. Với những cây thông xanh rì rào, vươn cao vút giữa núi đồi. Đúng là thơ mộng và bình yên.

Phó Bảng – Yên Minh:

Đến với Phó Bảng - Yên Minh bạn sẽ được ngắm nhìn những ngôi nhà cổ với kiến trúc cổ kính và độc đáo. Với những thửa ruộng bậc thanh đẹp ngút mắt. Nằm cạnh hai bên đường đi ở Phó Bảng ngập tràn hoa tam giác mạch tuyệt đẹp. Với thung lũng hoa hồng và một cánh đồng tam giác mạch bình yên và xinh đẹp.

Thung lũng Sủng Là:

Đến với thung lũng Sủng Là. Bạn sẽ cảm thấy thật không hối tiếc khi đã đi du lịch Hà Giang. Bởi đây được biết đến như một trong những địa điểm du lịch Hà Giang nổi tiếng. Các vườn hoa thung lũng đẹp hút mắt khoe sắc khiến người đến không muốn rời chân. Thung lũng Sủng còn được mệnh danh là bông hoa giữa cao nguyên đá. Với vẻ đẹp mộc mạc, nguyên sơ, yên bình. Một trong những nét đẹp đặc trưng của miền sơn cước hữu tình.

Dinh Thự họ Vương:

Đến tham quan Dinh thự họ Vương. Bạn sẽ được tận mắt chứng kiến Dinh thự họ Vương của vua Mèo. Với kiến trúc độ đáo. Đây là một gia tộc giàu có nhất vùng nhờ bán thuốc phiện thời trước. Dinh thự này được thiết mang kiến trúc độc đáo toàn bằng gỗ quý. Được thiết kế mang sự ảnh hưởng của ba nền kiến trúc: Trung Quốc, người dân tộc Mông và Pháp.

Cột cờ Lũng Cú:

Đến thăm cột cờ Lũng Cú từ Ma Lé vào Lũng Cú chúng ta sẽ thấy một cánh đồng tam giác mạch đẹp mê hôn. Đứng trên cột cờ Lũng Cú. Để thả hồn vào thiên nhiên hữu tình và nhìn lá cờ Tổ quốc phấp phới bay trong gió. Thì không có gì là tuyệt vời hơn nữa.

Phố cổ Đồng Văn:

Phố cổ nằm lọt thỏm giữa thung lũng với bốn bề núi đá bao bọc xung quanh. Nơi có những ngôi nhà cổ của người dân tộc vừa yên bình vừa mộc mạc giản dị. Qủa là khiến du khách khó quên khi đến nơi đây.

Mật độ dân số:

Dân số toàn tỉnh Hà Giang trên 694.000 người. Với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đã tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Trong đó dân tộc Mông chiếm 30,6%, Dân tộc Tày chiếm 24,9%, Dân tộc Dao chiếm 15,2%, dân tộc Kinh chiếm 12%....

Tài nguyên thiên nhiên:

a. Thổ nhưỡng:

Thổ nhưỡng của tỉnh Hà Giang rất phong phú. Với 9 nhóm đất chính. Trong đó nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất. Với 585.418 ha, chiếm 74,28% diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất đặc trưng rất thích hợp để trồng và phát triển các loại cây ăn quả như: cam, quýt, lê, mận.... hay các dòng cây công nghiệp như: chè, cà phê.... và cây dược liệu như: thảo quả, huyền sâm....

b. Tài nguyên khoáng sản:

Dựa trên các căn cứ trên những cứ liệu về cấu trúc địa chất. Thì các nhà khoa học đã dự báo rằng Hà Giang là một địa bàn có triển vọng lớn về khoáng sản như sắt, mangan, chì, thiếc, antimon, vàng, đá quý... Ngoài ra vùng đất Hà Giang còn có một trữ lượng khá lớn các loại khoáng sản không kim loại như: Cao lanh, sét gốm, cát, sỏi, cát kết, đá vôi, đá phiến, laterit, granit, gabro, ryolit...

c. Tài nguyên rừng

Hà Giang là một tỉnh vùng núi cao. Với diện tích núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích. Cùng với môi trường thuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển.

Diện tích đất rừng của tỉnh Hà Giang thuộc vào loại lớn của cả nước. Diện tích có rừng của toàn tỉnh là 345.860 ha. Với đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp 262.918 ha. Rừng được xem là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Hà Giang và còn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo vệ môi trường.

Về động vật hoang dã tại rừng của tình Hà Giang được tìm hiểu và có nhiều loại động vật quý hiếm như: hổ, báo gấm, vọc má trắng, gấu ngựa, lợn rừng, khỉ, hoẵng,... Riêng khu vực Tây Côn Lĩnh đã thống kê được 47 loài thú, 140 loài chim thuộc 25 bộ, 75 họ. Tại khu Rừng xã Phong Quang - Vị Xuyên. Được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá vùng Đông Bắc Việt Nam. Với hệ động thực vật rừng phong phú và có giá trị kinh tế cao.

d. Tài nguyên thủy sản

Hà Giang là một tỉnh miền núi không có thế mạnh về thuỷ sản. Nhưng ở khu vực Hà Giang lại có thể tìm thấy những loài thuỷ sản quý, hiếm và có giá trị đặc biệt. Ở nhiều nơi nhân dân tỉnh Hà Giang đã biết tận dụng mặt nước của các đầm, ao, hồ. Để chăn thả các loại tôm cá có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao...

Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp các bạn lên lịch trình khi đến đây du lịch, hoặc chuẩn bị đầu tư cho các dự án bất động sản.

Xem thêm: Vincom Shophouse Hà Giang tại sao đang là cơn sốt thị trường nhà đất