Ngoài cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ hùng vĩ. Với núi rừng bạt ngàn mênh mông mây trắng. Cùng những sườn đồi phủ hồng hoa tam giác mạch đẹp mê hồn. Thì Hà Giang còn vô vàn đặc sản núi rừng ngon quên lối về. Hãy cùng chúng tôi đi khám phá những món đặc sản nghe thôi đã muốn ăn thử dưới đây nhé.
Đừng quên thưởng thức nộm da trâu khi du lịch đến Hà Giang. Đây là một món ăn khá lạ lẫm. Nhưng cũng là một nét ẩm thực độc đáo rất riêng của người dân Hà Giang.
Trước khi được chết biến thành món nộm, da trâu phải được hơ trên bếp lửa cho sạch phần lông dày và cứng. Sau đó phần vỏ ngoài cứng và đen sẽ được cạo sạch. Chỉ để lại phần da vàng bên trong. Phần da này sẽ được luộc trong nước sôi cho sạch hết bẩn, hết lông và tạo độ mềm.
Khi chế biến người ta sẽ thái da trâu sao cho mỏng nhất. Để sau đó tạo độ giòn cho miếng da. Cuối cùng những miếng ra trâu thái mỏng này. Sẽ được trôn đều trong các loại gia vị riêng cùng các loại rau thơm. Để tạo thành món nộm da trâu giòn ngon, béo ngậy hấp dẫn thực khách.
Chắc chắn bạn đã được nghe và biết đến tên món ăn này. Nhưng chưa có dịp nếm thủ. Cháo thắng cố sẽ có mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả. Hòa quyện với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh mùa đông.
Đàn ông người H'Mông đi chợ Đồng Văn đều mong được ăn một bát thắng cố. Cũng như uống vài bát rượu với bạn bè. Người ta quan niệm ai có nhiều bạn thì người ấy được mời nhiều rượu. Cũng như người nào say khi về chợ là người tốt phúc bởi có nhiều bạn.
Đồng bào dân tộc người H'Mông thường mang theo mèn mén. Khi đến chợ họ mua thêm bát rượu và thắng cố là có thể mời bạn bè vui chung. Khi ăn thắng cố phải ngồi xổm, đặt thức ăn lên một tấm gỗ dài và ăn bằng muôi gỗ. Bên cạnh những món ăn đó bao giờ cũng có bát muối cùng với ớt tươi dầm thật cay. Một muôi thắng cố nóng thêm với chút muối ớt sẽ rất đậm đà. Ăn thắng cố nói chuyện rôm rả, chúc nhau sức khỏe và cười vang chợ. Uống rượu đến độ ngà ngà thì họ sẽ hát và thổi khèn. Con trai con gái đều có thể say rượu bên bàn thắng cố.
Đến với Hà Giang bạn sẽ được biết đến với rất nhiều món ăn độc đáo. Khiến du khách đã một lần tới đó đều không thể nào quên được. Trong đó có món Cháo đắng, hay cháo ấu tẩu là một loại ẩm thực như thế.
Người ta còn truyền tai nhau "Chưa ăn cháo ấu tẩu thì chưa đến Hà Giang”. Từ loại củ độc, người dân nơi đây đã chế biến ấu tẩu thành món ăn rất tốt cho sức khỏe. Cháo ấu tẩu món ăn đặc sản Hà Giang. Món cháu ấu taair này có quanh năm nhưng muốn ăn thì phải dạo chợ lúc chiều tối. Ăn cháo ấu tâir sẽ giúp cho người ăn giấc ngủ sâu ngon và xua tan đi mệt mỏi suốt một ngày dài.
Trước khi đem nấu thành cháo. Ấu tẩu phải được ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm. Sau đó được rửa sạch và ninh ấu tẩu thêm khoảng 4 giờ cho mềm và bở ra. Loại gạo nấu cháo gồm cả hai loại là gạo tẻ và gạo nếp để tăng độ sánh dẻo. Tiếp đến thì người ta cho ấu tẩu bở tơi cùng gạo và nước dùng từ chân giò lợn vào nấu cùng nhau. Khi chháo chín chỉ cần cho trứng gà, ớt, tiêu, hành, rau mùi là xong.
Ít loại cháo nào để lại dư vị nhiều như món cháo ấu tẩu ở Hà Giang. Cái beo béo ngậy của gạo, của nước chân giò, của trứng gà. Cùng vị đắng đắng khác biệt của củ ấu tẩu thì không dễ kiếm, càng không dễ quên. Cháo ấu tẩu không chỉ là món ăn đơn thuần. Mà còn là vị thuốc bổ giải cảm rất hiệu quả.
Mèn mén là một món ăn phổ biến của các đồng bảo vùng cao. Đây là món ăn được sử dụng khi không đủ gạo để ăn. Sau vụ thu hoạch ngô. Thì người ta đem ngô phơi khô đưa lên gác xép, xếp thành hàng, để dùng dần. Ngô sẽ được tẽ ra, quạt sạch sẽ rồi say nhỏ bằng cối đá. Xay ngô để làm mèn mén đòi hỏi sự công phu và tốn thời gian. Khi xay ngô phải có hai người, một người kéo tràng, một người đứng bỏ hạt.
Ngô xay để làm mèn mén đảm bảo nhỏ hơn hạt tấm, đều để dễ đồ. Khi đồ ngô thì cho bột ngô vào chõ, rắc đều một chút nước đậy kín. Xong rồi đặt lên chảo nước rồi đun chờ có mùi thơm toả ra là cơm chín. Cẩn thận hơn, thì người ta làm đồ hai lượt. Lượt thứ nhất chưa chín hẳn. Đem đổ ra xảo, đánh tơi, chờ nguội bớt xong rồi rẩy chút nước, cho lại vào chõ đồ lượt thứ hai. Cơm bột ngô hấp người ta quen gọi là mèn mén.
Bánh tam giác mạch cũng là một món ăn đặc trưng với du khách khi đến Hà Ginag. Vào cuối mùa hoa tam giác mạch. Người dân địa phương sẽ thu hoạch hạt cây. Rồi đem bán lại cho các hợp tác xã với giá khá cao để có thêm thu nhập. Loại hạt này rất nhỏ, chỉ bằng một nửa hạt đỗ đen. Vì được trồng trong tự nhiên, cây được nuôi bằng nước mua nên tam giác mạch nơi đây không bị tác động bởi hóa chất độc hại.
Để làm được chiếc bánh tam giác mạch thơm ngon. Người dân nơi đây phải thực hiện qua nhiều công đoạn. Trước tiên thì hạt tam giác mạch phải được phơi khô đủ độ rồi đem đi xay. Quá trình xay cũng cần sự khéo léo để ra mẻ bột thật mịn và đều tránh bị lợn cợn sau khi chế biến. Người ta sẽ nhào bột đã xay với nước rồi đóng thành khuôn. Để đem đi nướng, bánh tam giác mạch tại Hà Giang. Đang được đánh giá rất cao và góp phần lớn vào sự phát triển ẩm thực, du lịch và kinh tế của vùng cao nguyên đá.
Lâu nay chúng ta chỉ biết rêu đá chỉ được coi là 1 loại thủy sinh không có nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang. Thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ. Mà du khách đến đây cũng muốn được một lần nếm thủ món ăn độc đáo và lạ này.
Các món ăn được chế biến từ rêu đá sẽ được gọi là quẹ. Rêu nướng là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng biệt.Theo người dân địa phương, thì khi đi tìm rêu. Họ sẽ chọn những bãi rêu lớn, ở đó rêu vừa nhiều, lại vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa. Xong rồi có thể chế biến thành nhiều món.
Người Tày thường có câu “Quẹ chí áp, táp chí hơ”. Với ý nghĩa là nướng rêu phải đặt áp vào than. Khi nước ngọt và thơm của nó chưa kịp rớt xuống thì quẹ đã chín. Khi nướng rêu không phải xoay nhiều lần mà nướng chín một bên. Tiếp sau đó nướng tiếp bên còn lại. Khi mình dùng hai ngón tay bấm thấy mềm là rêu đã chín. Đây là món mà người dân tộc Tày chỉ khách quý mới được đãi món rêu khô trên gác bếp.
Lên Đồng Văn Hà Giang vào giữa thị trấn hun hút gió mùa đông. Mà được ngồi bên bếp lửa ăn bát thắng dền. Thì quả là thật không có gì ấm áp và thú vị bằng.
Thắng dền trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội. Hay người ta còn bảo giống bánh cống phù ở Lạng Sơn. Nó được làm từ bột gạo nếp. Bánh có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Mỗi viên bột được nặn to hơn đầu ngón tay cái. Xong thì được cho vào nồi nước dùng luộc. Đến khi nổi lên chủ quán sẽ dùng muôi vớt ra.
Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng. Bát nước dùng này được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường. Cùng với vị béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Người ta có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi.
Hà Giang là một vùng đất địa đầu của tổ quốc. Với những món ngon độc đáo trong đó không thể không kể đến món cơm lam Bắc Mê. Món ăn này đang dần trở thành một đặc sản đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày nơi đây.
Kỹ thuật chế biến cơm lam thật đơn giản. Nguyên liệu là gạo nếp được đãi ngâm kỹ. Nước nấu cơm làm thường là những mạch nước ngầm trong cùng cho vào cho ống tre rồi bịt lá chuối . Người ta dùng loại cây non họ tre, thân ống, mỗi dóng tre chặt bỏ một đầu ống. Với đầu ống còn lại tác dụng như cái đáy nồi. Gạo nếp vo sạch họ sẽ rắc thêm chút muối, trộn đều, cho gạo vào ống tre. Sau đó cho lượng nước đổ xâm xấp so với mặt gạo. Miệng ống còn lại được nút bằng lá dong tươi hoặc lá chuối khô và nướng lên bếp lửa hoặc trên than hồng. Vừa hơ vừa xoay tròn từ từ cho nhiệt tác dụng đều lên xung quanh vỏ ống. Chừng trên dưới một tiếng sau. Thì cơm lam bắt đầu chín, mùi cơm nếp toả ra thơm lừng.
Bánh cuốn trứng nghe có vẻ chỉ là món đơn giản. Nhưng nó lại là món ngon không thể bỏ lỡ khi du lịch Hà Giang. Đến với Hà Giang vào khoảng thời gian mùa đông bắt đầu đến. Nơi miền đá lạnh Hà Giang. Thì người ta phải ăn món gì thật nóng, thật cay để chống chọi không khí u ám tỏa ra từ đá núi. Nhưng bánh cuốn trứng lại có sự khác biệt. Món đặc sản của miền địa đầu tổ quốc này, lại là “món lạnh”. Khi ăn dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ quên lối về.
Bánh cuốn trứng của Hà Giang ngon là do sự kết hợp của bột bánh dẻo vừa đủ. Cùng với nhân thịt đậm đà, đặc biệt là bát nước chấm có vị rất riêng biệt.
Đây là món được đặt tên là vừa ăn vừa đợi. Bởi người bán khi có khách gọi mới tráng bánh, đập thêm trứng lên mặt lớp bột rồi dùng vỏ bánh gói lại. Bánh cuốn trứng với lòng đỏ không chín hẳn mà chín lòng đào. Nhìn vừa ngon ăn vào có vị béo ngậy. Khi ăn chấm vào bát nước chấm được ninh từ xương, khác với nước mắm thường thấy. Qủa là một lần ăn trong đời và nhớ mãi. Món bánh cuốn trứng chủ yếu được bán buổi sáng ở Tp Hà Giang cũng có bán ở phố cổ Đồng Văn và trong một số chợ.
Cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Không chỉ sở hữu một nền văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng mà còn rất độc đáo. Hiếm có vùng miền nào có được. Trong đó, xôi ngũ sắc được đánh giá là món ăn hội tụ được những giá trị truyền thống. Vừa mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Lại là món ăn hấp dẫn, bạn có thể dễ dàng tìm thấy xôi ngũ sắc ở bất cứ phiên chợ nào của Hà Giang.
Món ăn này được gọi là xôi ngũ sắc vì khác với các loại xôi thông thường khác. Xôi ngũ sắc được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu khác nhau. Bao gồm các màu là màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và màu trắng. Nhìn rất hấp dẫn và ăn vào thì rất ngon.
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc bao gồm: Gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn gạo tẻ. Gạo được trộn với các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Màu đỏ được dùng quả gấc, lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, lá cơm xôi xanh, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Với màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau… Trước khi được nhuộm màu xôi, gạo nếp sẽ được vo sạch đem ngâm trong nước lã từ 6 – 8 giờ. Để cho hạt gạo có độ nở vừa phải. Khi nhuộm màu thì chia gạo ra thành 5 phần, mỗi phần tương ứng với một màu. Khi nhuộm màu xong chỉ cần đến công đoạn cuối cùng là đồ xôi. Gạo ngâm màu nào dễ phai nhất sẽ được cho vào chõ đầu tiên. Tiếp đến là các màu còn lại, màu trắng trên cùng.…
Đến với Hà Giang không chỉ để thưởng ngoạn cảnh đẹp, món ngon. Bạn còn được tận hưởng các dịch vụ nghỉ ngơi xịn sò không khác gì tại thủ đô Hà Nội. Để giúp các bạn có thể nắm bắt được những địa điểm nghỉ ngơi vừa đẹp vừa sạch sẽ. Chúng tôi xin được giới thiệu một vài địa điểm nghỉ ngơi tại Hà Giang. Vừa sạch đẹp vừa tiện nghi và chất lượng dưới đây. Sẽ giúp bạn có được điểm nghỉ chân hài lòng và thoải mái cho chuyến đi về miền sơn cước này.
Hà Giang không chỉ được biết đến là mảnh đất địa đầu của Tổ Quốc.Nơi đây còn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và thu hút lượng lớn du khách trong những năm gần đây. Ngoài homestay, bạn có thể chọn khách sạn và resort để làm nơi lưu trú. Vừa thưởng ngoạn thiên nhiên núi rừng vừa được nghỉ ngơi thoải mái.
Tọa lạc tại thành phố Hà Giang. NoMadders Hostel là một trong những khách sạn và resort của Hà Giang. Được thiết kế với hồ bơi ngoài trời. Còn có cả quán bar và vườn, karaoke và WiFi miễn phí trong toàn bộ khuôn viên.
NoMadders Hostel còn được thiết kế Phòng nghỉ là các bungalow hoặc phòng tập thể phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách. Vừa hấp dẫn vừa độc đáo đối với khách dừng chân.
Được bao quanh bởi những dãy núi non hùng vĩ, trùng trùng điệp điệp. Trường Xuân resort được xây dựng theo loại hình khách sạn nghĩ dưỡng sinh thái vô cùng đẹp và thơ mộng. Nơi mà bạn có thể vừa được nghỉ ngơi lại vừa có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, dịu mát của thiên nhiên.
Đến với Trường Xuân Resort du khách có cơ hội được trải nghiệm văn hóa. Cũng như tìm hiểu thêm về những phong tục tập quán của các làng người dân tộc Tày và Dao chỉ cách đó 5km.
Các phòng nghỉ tại đây tuy được bày trí đơn giản. Nhưng lại có không gian rộng rãi và rất sạch sẽ, ấm cung. Thêm vào đó ở mỗi phòng đều thiết kế có cửa sổ hoặc ban công hướng ra cảnh quan sân vườn vô cùng thông thoáng.
Ecolodge Pan Hou Village nằm ở huyện Hoàng Su Phì - tỉnh Hà Giang. Nơi đây được đánh giá là khách sạn thân thiện với mội trường. Khi nó được thiết kế sử dụng hệ thống nước nóng và quạt dùng năng lượng mặt trời. Khi lưu trú tại khách sạn này du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng cảnh quan rừng núi thiên nhiên tuyệt vời. Cũng như được tiếp cận với văn hóa của các dân tộc thiểu số đang sinh sống trong khu vực gần đó.
Các phòng tại Pan Hou Ecolodge được thiết kế với các vật dụng được làm từ tre. Bên ngoài phòn được bao quanh bởi các hồ ao và khu vườn thực vật xanh mát. Mỗi phòng đều có một ban công riêng và khu vực tiếp khách vô cùng tiện lợi. Đến đây du khách có thể tham gia vào các hành trình đi bộ xuyên rừng. Với hướng dẫn viên địa phương, hoặc bạn còn có thể tổ chức các bữa tiệc BBQ ngoài trời.
Vincom Shophouse Hà Giang nằm trong tổ hợp trung tâm thương mại - khách sạn và nhà phố thương mại tại đường Trần Phú - TP Hà Giang. Với điểm nhấn là khách sạn Vinpearl 20 tầng. Đây là điểm hẹn vui chơi - giải trí - mua sắm sầm uất thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế mới tại thành phố Hà Giang.
Vincom Shophouse Hà Giang được thiết kế với mô hình "một điểm đến - mọi nhu cầu" lần đầu tiên xuất hiện Hà Giang. Nơi đây sẽ hội tụ các thương hiệu hàng đầu. Như siêu thị VinMart, trung tâm điện máy VinPro chuỗi cửa hàng thời trang, trang sức, phụ kiện, nội thất gia dụng, khu vui chơi trong nhà... Để phục vụ nhu cầu đi tham quan du lịch và mua sắm của du khách.
Rượu ngô Hà Giang: Rượu ngô là đặc sản nổi tiếng của người dân Hà Giang. Đây là đặc sản chẳng bao giờ có thể thiếu trong các phiên chợ. Rượu được nấu từ thứ ngô bản địa của Cao nguyên đá. Cùng với thứ men lá truyền thống nên khi uống vào có vị ngọt, thơm của ngô và không gây mệt mỏi đau đầu.
Mật ong bạc hà Mèo Vạc: Mật ong bạc hà, đặc sản của người dân Mèo Vạc. Từ lâu đời sản phẩm mật ong Bạc hà đã được người tiêu dùng biết đến với chất lượng tốt. Những con ong nuôi trong môi trường tự nhiên. Tất nhiên nguồn mật được lấy từ hoa Bạc hà dại chỉ có trên Cao nguyên đá Đồng Văn.
Trà Fìn Hò: Cây chè shan tuyết tại Phìn Hồ. Sống cheo leo ở độ cao hàng nghìn mét trên dãy núi Pìn Hò. Nơi có khí hậu quanh năm mát mẻ. Fìn Hồ trà được chế biến từ búp chè 1 tôm và 2 lá non hái ở những cây chè Shan tuyết cổ thụ trên 200 tuổi tại vùng núi cao thôn Fìn Hồ – xã Thông Nguyên - Hoàng Su Phì. Quá trình canh tác và chế biến không sử dụng chất hóa học. Cho nên hương vị chè tại đây có vị thơm ngon, tinh khiết đặc biệt do thiên nhiên ban tặng. Bởi khí hậu thổ nhưỡng ở độ cao trên 1300m.