Tin tức nhà đất Điện Biên

Các món ngon đặc sản hấp dẫn ở Điện Biên

21/09/2020 ,15:12

Đến với Điện Biên du khách không chỉ được chu du và đắm mình trong bầu không khó trong lành với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng. Mà còn được thưởng thức những món ngon hấp dẫn. Không quá phong phú và đa dạng các món ăn. Nhưng các món ăn đặc sản của Điện Biên lại cực kì độc đáo và thu hút du khách.

Điện Biên là tỉnh nằm ở rìa phía Tây khu vực Tây Bắc. Có vị trí cách thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây. Điện Biên là tỉnh duy nhất của nước tau có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km. Điện Biên là vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Đặc biệt là về lĩnh vực văn hóa – lịch sử. Trong đó nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đến với Điện Biên du khách sẽ có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc sản. Được chế biến rất cầu kỳ. Những món ăn đặc sản của Điện Biên hấp dẫn du khách bởi nghệ thuật sử dụng các loại gia vị độc đáo của núi rừng Tây Bắc. Đến với Điện biên du khách có dịp được thưởng thức những món ăn đặc sản như: Xôi nếp nương, thịt trâu hun khói hay nộm hoa ban... là những món ăn đặc sắc. Mà du khách nào cũng thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất Điện Biên Phủ lịch sử.

1. Cá nướng Pa pỉnh tộp:

Cá nướng kiểu người Thái, hay còn gọi là món cá nướng Pa pỉnh tộp. Người Thái từ xưa đã truyền tai nhau có câu “cáy măn mọk má ha, báu to pa pỉnh tộp ma sú”, nghĩa là “gà tơ tần đem đến, không bằng pa pỉnh tộp đem cho”. Để thể hiện sự tinh tế và sự quý trọng đối với món ăn này. Theo tiếng Thái, thì “pa” có nghĩa là cá. “Pa pỉnh tộp” được hiểu là món “cá nướng gập”. Các loại cá như chép, trôi, trắm còn tươi sống. Được bắt ngoài suối đem về, cá cỡ 0,5 – 0,8kg, được làm sạch vảy rồi mổ lấy hết ruột ra, không rửa lại bằng nước. Đặc biệt cá để nướng khi mổ cá phải mổ dọc sống lưng. Mổ kéo từ đầu xuống tận đuôi. Để lại phía bụng cá đề nhồi gia vị thay vì mổ bụng cá như thông thường.
 
Phần gia vị ướp trực tiếp vào trong bụng cá gồm rau rừng, rau thơm. Như các loại húng dũi, hành củ, hành lá, sả, ớt, gừng, sả được thái nhỏ. Đặc biệt không thể thiếu gia vị mắc khén và mầm măng cây sa nhân. Phần gia vị này rất đặc biệt và rất quan trọng vì nó sẽ quyết định hương vị đặc biệt của món ăn. Sau khi đặt hết gia vị vào mình cá. Thì người ta sẽ gập ngang thân cá lại sao cho đầu và đuôi cá chạm vào nhau. Bên ngoài con cá xoa một lớp bột riềng và thính gạo trước khi nướng. Món ăn này đặc biệt cả từ cách chế biến cho tới cách kết hợp các loại gia vị. Đây sẽ là món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đến Điện Biên.

2. Gà nướng mắc khén

Đến Điện Biên du khách có thể thưởng thức gà nướng trong các bản du lịch cộng đồng ở Điện Biên. Món ăn này rất đặc biệt và rất nổi tiếng của người Thái ở vùng Tây Bắc, trong đó có Điện Biên. Gà nướng sẽ được nướng rất cần thẩn. Từ khâu lựa chọn than củi giữ nhiệt không để nguội và lửa cháy quá to.
 
Khi nướng gà cũng không phết thêm mỡ vào thịt gà như cách nướng thông thường. Mà nướng từ từ thong thả để cho gà chín dần dần. Lúc nướng sẽ để cho mỡ gà chảy ra tự nhiên sao cho da và thịt gà săn lại. Đặc biệt khi nướng gà cần lưu ý. Khi thấy thịt gà chín săn lại mới phết nước gia vị mắc khén. Gặp hơi nóng gia mắc khén tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Khiến bạn ngửi thôi đã muốn ăn rồi. Gà nướng mắc khén món ăn hấp dẫn, đậm đà. Thịt gà nướng có da vàng, thịt thơm, vị ngọt, đậm mùi mắc khén, xả, gừng, ớt. Khi ăn thịt ngon ngọt hấp dẫn đến khó quên.

3. Xôi nếp nương Điện Biên

Nếp nương là loại lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Bắc. Nhưng nói đến loại nếp ngon nhất người ta thường nghĩ ngay đến nếp nương Điện Biên. Những hạt nếp nương Điện Biên căng tròn, được đem ngâm để đồ xoi. Khi nấu lên xôi có vị ngọt, thơm và rất mềm dẻo.
Cách đồ xôi nếp nương công phu hơn cac đồ xôi của người xuôi. Xôi phải được đồ trong một cái chõ gỗ được người dân  tộc Thái tự làm. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Trước khi xôi, gạo phải được ngâm nếp trong nhiều giờ liền. Thì khi đồ xôi, xôi mới chín đều và không bị sượng. Xôi nếp nương được đồ rất kỳ công. Xôi  phải qua hai lần đồ thì xôi mới dẻo thơm. Với lần đồ thứ nhất, sau khi xôi tỏa hương thơm, vừa chín tới. Thì sẽ được đem đổ ra một rá rồi lấy đũa trải ra cho đều. Để một lúc sau thì đổ tiếp vào chõ và tiếp tục đồ cho xôi chín đều. Thì mới lấy ra ăn.
 
Người dân ở đây thường ăn xôi nếp nương chung với cá nướng, hay thịt lợn nướng… Cá nướng, thịt lợn nướng được tẩm ướp cùng với hạt mắc khén cùng với ớt, sả, gừng, .... đúng là món ngon ăn một lần nhớ đời.
Khách du lịch khi đến với Điện Biên thường mua những ép xôi nóng hổi. Để mang đi đường ăn cho ấm bụng. Ăn xôi nếp nương vào cái thời tiết se se lạnh của vùng núi Tây Bắc. Bạn sẽ khó lòng quên được hương vị dẻo thơm, hấp dẫn đặc biệt của xôi nếp nương.

4. Xôi chim Mường Thanh

Ngoài thưởng thức nếp nương Điện Biên. Thì du khách còn có cơ hội thưởng thức xôi chim Mường Thanh. Lên Điện Biên vào dịp Tết Mường Thanh bạn sẽ được thưởng thức món xôi chim. Đây là một món ăn ngon đặc sản hấp dẫn của người dân nơi đây.
 
Xôi chim được bày trên mâm bằng một cái ếp tre mộc mạc. Ếp tre có nắp đậy để giữ cho xôi luôn ấm và mềm. Xôi chim đặc biệt dẻo thơm nhờ hạt nếp nương sau hai lần đồ bằng chõ gỗ. Kết hợp với béo ngọt nhờ vị thịt chim câu mới ra ràng. Khi ăn thì rắc thêm ít hành không chiên vàng. Sẽ mang đến cho du khách cảm nhận khó quên khi ăn món này.

5. Gà đen Tủa Chùa

Gà đen Tủa Chùa có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Đây là giống gà xương đen đặc hữu của đồng bào Hmong. Theo tiếng Hmong gọi là Ka Đu. Mặc dù trải qua hàng ngàn năm với cuộc sống du canh du cư của người dân tộc Hmong.  Song Ka Đu vẫn được lưu giữ qua bao thế hệ bởi người Hmong coi Ka Du là 1 tài sản quí. Nó luôn có mặt trong danh mục tài sản thừa kế cho tặng. Khi dựng vợ gả chồng của người dân tộc Hmong.
 
Ka Đu là gióng gà có mắt viền đen, da đen, vân thịt đen, phủ tạng đen. Đến xương cũng nhuốm đen. Thịt gà Ka Đu được nuôi tự nhiên, nên rất săn chắc, thơm ngon.  Đặc biệt thịt gà Ka Đu có hàm lượng  glutamic và sắt cao gấp 2 lần so với gà bình thường và hàm lượng colesteron thấp. Gà Ka Đu thường được người dân ở đây nấu cháo bồi dưỡng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Xương của hà Ka Đu còn được dùng để ngâm rượu hoặc nấu cao sử dụng cho người già, người hay ốm yếu.

6. Rau hoa ban

Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc. Với đồng bào dân tộc người Thái. C ó lẽ không một ai lớn lên là không trải qua tuổi thanh xuân. Với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. Rau hoa ban không phải là món ăn đặtt đỏ. Nhưng lại là món ăn rất đưa cơm. Đây là món truyền thống bao đời của đồng bào Thái vùng Tây Bắc. Khi những búp ban mới chỉ có đôi lá, thì người Thái sẽ đi hái từ những cây ban trên đồi cao. Hoa ban được hái mang về rửa sạch rồi cho vào vại muối như muối dưa cải ở miền xuôi. Búp ban dưa muối chua ăn với cá sông Nậm Rốm kho thì ngon không gì sánh được.
 
Chỉ qua đèo Pha Đin vào mùa hoa ban. Du khách sẽ thấy hình ảnh những người phụ nữ Thái tần tảo đứng bên gùi búp ban xanh. Đến thành phố Điện Biên Phủ. Bước chân vào chợ Mường Thanh, để hòa vào những cánh khăn piêu. Với thấp thoáng trong dáng điệu áo váy của phụ nữ Thái. Du khách sẽ cảm nhận được một hoa ban ý nghĩa. Những quẩy búp ban còn xanh mơn mởn. Vẫn còn nguyên mùi ngai ngái đặc trưng. Những bông hoa đẹp, lại được các cô gái Thái nhẹ nhàng gói lại. Rồi đưa cho khách thì cái cảm giác mới nghĩ đến đã thấy là món ngon.

7.Bắp cải cuốn nhót xanh

Bắp cải cuốn với nhót xanh nghe có vẻ đơn giản. Nhưng mà khi ăn món này mà chấm chẩm chéo thì ngon tuyệt cú mèo. Có lẽ không một du khách nào lên Điện Biên mà được thưởng thức món này không tấm tắc khen ngon mới lạ. Món nhót xanh cuốn bắp cải, rau mùi, chấm với chẳm chéo ăn hoài không đã.
Món ăn này đã làm nên đặc trưng của người Điện Biên. Để ăn món này thì người ta sẽ chọn những chùm nhót xanh vừa thành quả chưa lâu. Có người thích ăn quả thật non. Nhưng theo kinh nghiệm của người dân nơi đây. Thì nên ăn khi quả đạt tiêu chuẩn nhất là khi vừa đủ tầm. Nhót không non quá mà cũng già quá, với lớp phấn mới chỉ mới trăng trắng.
Quả nhót phải xanh mướt, chưa mọng nước và có vị chua rôn rốt, cùng thoảng qua vị chát nữa. Khi ăn cuốn cùng với nhót cần có bắp cải. Chọn những lá bắp cải vừa tầm, không quá già không quá non. Thêm vài lá tỏi với ít lá rau mùi, ít gừng thái lát nữa là ngon hết sẩy.
 
Món ngon này quan trọng nhất là bát nước chấm. Bát nước chấm chẩm chéo là sự hòa quyện của những: tỏi khô, gừng, ớt, rau mùi, mắc khén, xả… tất cả đều được giã nhuyễn. Sau đó trộn vào chút nước mắm hoặc muối cũng được. Khi ăn, thì nhót được cắt nhỏ đem cuộn cùng bắp bải, cùng với gừng, rau mùi, lá tỏi và chấm với chẩm chéo. Nhiều người nhận xét món này ăn no không chán.

8. Chẩm chéo

Chẩm chéo đây là gia vị truyền thống của người Thái vùng Tây Bắc. Chẩm chéo là loại gia vị đã đi vào huyền thoại. Món nước chấm này không thể thiếu trong bữa ăn của người Thái. Món nước chấm đặc biệt này được làm chủ yếu từ quả Mắc Khén. Mắc được dịch theo tiếng Thái, có nghĩa là quả. Nhưng còn Khén thì không hề có chữ gì đồng nghĩa trong ngôn ngữ bản địa. Do vậy mắc khén mãi mãi sẽ là một tên riêng, được tồn tại từ rất lâu đời. Như chính bản thân núi rừng hoang dã, bí hiểm.
Mắc Khén là một loài cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu. Khi đơm trái sẽ kết thành những chùm quả nhỏ li ti, tỏa hương thơm dịu. Đến mùa mắc khén thì người dân nơi đây lên rừng lấy mắc khén về phơi cất dùng dần.

9. Rêu nướng

Rêu nướng được lấy ở suối trên những phiến đá. Rêu được lấy từ những con suối trong lành. Sau khi được làm sạch, thì được người Thái thường trộn hạt dổi, hạt mắc khén cùng ớt, tỏi, gừng, củ xả, lá chanh rồi thêm ít thịt mỡ. Dùng lá dong được rửa sạch để gói rêu và gia vị, buộc lạt tre túm lại hai đầu. Xong bẻ quặt hai mép lá lại thành cái hình khum khum treo lên một thanh nẹp tre. Sau đó được buộc túm lại, vùi vào tro than.
Rêu nướng sau khi được vùi vào trong tro ấm. Không cần than, không lửa cũng không hơ khói. Khi nghe thấy tiếng lá dong cháy tý tách, thì lôi thanh tre ra. Đem hơ cả gói rêu nướng trên than hoa. Khi lá dong cháy đến lớp trong cùng, mỡ và nước xanh thơm mát của rêu suối rỉ ra. Thì bày ra đĩa để ăn. Khi ăn, thì mở gói lá dong, hương thơm mùi mắc khén, hạt sẻn và mấy chục thứ gia vị cùng ngạt ngào. Sẽ mang đến cho bạn cảm nhận đến khó tả. Gắp miếng rêu thả vào miệng và nhấp một chút rượu. Qủa là một món nhắm có cảm giác lạ lùng dễ chịu khó quên

10. Măng đắng

Măng đắng là một loại đặc sản nổi tiếng núi rừng Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng. Măng đắng được mọc lên từ những dãy đồi, sườn núi. Vòa mùa mưa rào măng mọc lên rất nhanh.Măng rất non và ngon nhất là được hái từ lúc còn chưa nhú khỏi mặt đất. Khi đó từng búp măng sẽ trắng ngần nõn nà trông thật hấp dẫn.
 
Măng đắng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản khác nhau. Khi ăn tại nhà hàng hoặc bản văn hóa. Thì du khách có thể yêu cầu một món măng luộc chấm với chẩm chéo. Chỉ ăn món này thôi cũng ngon quên lối về. Ngoài ra bạn cũng có thể yêu cầu được thưởng thức món măng đắng nướng. Hay măng đắng xào với thịt lợn. Măng xào thịt bò hoặc măng hầm với xương tất cả các món đều rất ngon. Khi thưởng thức du khách sẽ cảm nhận được vị đắng, vị ngọt của măng. Hòa quện với vị cay của tỏi, ớt, mắc khén, vị bùi, thơm của rau mùi,…Tất cả hương vị của tự nhiên đều được hòa quện vào một món ăn đặc biệt này. Đã tạo nên sự khác biệt của vùng núi Tây Bắc Điện Biên mà không nơi nào có được.

11. Canh bon

Chỉ khi lên với Điện Biên thì du khách mới được thưởng thức món Canh bon đặc biệt này. Món ăn dân dã của đồng bào Thái được chế biến từ nhiều nguyên liệu trong đó có da trâu hoặc bò. Cùng với dọc bon ngọt, cà dại cùng các loại rau thơm, gia vị. Qua bàn tay khéo léo người dân đã tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Bởi sự thơm ngon giòn sật của da trâu quyện với vị hơi đắng của cà, thơm của mắc khén, ấm nóng của sả. Món canh này rất đặc biệt và hấp dẫn du khách bởi hiếm có vùng nào có được.
 

12. Thịt lợn xay hấp lá chuối

Thịt lợn xay được hấp với lá chuối nghe có vẻ không có gì hấp dẫn. Nhưng lại là một món ăn đặc trưng của người Thái rất hấp dẫn du khách. Thịt lợn băm nhỏ trộn với gia vị được bọc bằng lá chuối . Thịt lợn xay là món ăn chủ đạo phổ biến ở miền xuôi. Tuy nhiên qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Thái. Món thịt băm bọc lá chuối lại mang đến cho người ăn cảm giác lạ, ít ở đâu có được.
Món ăn này được làm rất khác biệt đó chính là nó được hấp cách thủy hơn 1 tiếng đồng hồ. Nên thịt mềm dính chặt, quyện vào nhau. Với mùi thơm của thịt quyện với mùi thơm của lá chuối, của mắc khén càng làm hương vị trở nên đặc biệt.

13. Vịt om hoa chuối

Món vịt om hoa chuối món ăn của người Thái ở Mường Lay. Vịt sau khi được làm sạch sẽ được tẩm ướp các loại gia vị như ớt, gừng, xả, bột gà, mắc khén. Xong đem  đồ trong khoảng 3 tiếng, om với thật nhỏ lửa. Món ăn này tuy có màu sắc không được đẹp. Nhưng nếm thử sẽ thấy ngay cái vị đặc trưng không đâu có được. Mới chỉ ngửi mùi thôi đã thấy đặc biệt, bởi sự kết hợp của mùi hơi cay nồng. Nhưng khi đưa vào miệng thì vị ngọt, vị cay và bùi lan tỏa khiến ai ăn rồi cũng phải tấm tắc khen ngon.
 

14. Sâu chít

Sâu chít là một món ăn bổ dưỡng nổi tiếng ở Điện Biên. Món ăn này có thể chiên, xào hoặc ngâm rượu. Sâu chít vốn là loại côn trùng sống trong thân cây chít. Muốn biết cây nào có sâu chít, thì  người thu hái sẽ lựa chọn những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa. Đó chính là cây đã bị ấu trùng ký sinh.  Người dân bắt sâu chít bằng cách chẻ  đôi ngọn chít để moi sâu ra. Những con sâu chít tươi rói có màu trắng sữa, lại căng mọng. Sau khi được lấy ra sâu chít thường được thả trong chậu rượu nhạt. Thứ rượu đó sẽ giữ cho sâu không bị biến chất.
Sâu chít có thể dùng để ngâm rượu uống. Sâu chít cũng có thể sao khô, nấu cháo. Theo số liệu tìm hiểu sâu chít có hàm lượng protein chiếm 25-32% trong cơ thể. Trong đó có 6 axit amin, còn sâu chít cũng có hàm lượng protein tương đương nhưng thành phần axit amin được xác định lên đến 17/20 loại cần cho cơ thể. Vì vậy hiện nay rượu sâu chít và thịt sâu chít. Được xem là những thứ được tiêu thụ mạnh cho khách miền xuôi.

 

15. Chè Tuyết Tủa Chùa

Chè Tủa Chùa thơm, nước chè vàng óng hấp dẫn du khách nhất là những ai sành về chè. Tại 4 xã vùng cao của huyện Tủa Chùa - Tỉnh Điện Biên. Đây là vùng đất hiện đang lưu giữ một nguồn tài nguyên quý giá. Mà thiên nhiên ưu đãi ban tăng với gần 10000 cây chè Tuyết cổ thụ.
 
Cách trung tâm huyện Tủa Chùa trên 50km là xã Sín Chải. Nơi đây sở hữu gần 2.300 cây chè tuyết cổ thụ. Tập trung ở các bản Cáng Tỷ, Sín Chải, Mạng Chiền, Sáng Tớ, Hấu Chua, … . Vào mùa đông giá lạnh, ở các ngọn núi cao. Với tuyết rơi phủ khắp cành cây và ngọn cỏ. Những cây chè ở đây tưởng chừng không sống nổi trước cái lạnh thấu xương. Cũng như trơ cành khẳng khiu bám đầy sương và tuyết. Rồi mùa xuân đến thì cây chè lại nảy mầm, đâm chồi. Nó đem đến một mùa vàng xanh bội thu. Mang ấm no về cho dân bản nơi đây. Cây chè Tủa Chùa sống tự nhiên trên các núi đá. Được tích tụ sương núi nên hương chè thơm. Với màu nước chè vàng óng ánh. Chè rất được nước và có vị đắng. Người uống cảm nhận được  vị ngọt hòa quyện thuần nhất. Hiếm có loại chè vùng nào có được.