Tin tức nhà đất Lạng Sơn

Đặc sản Lạng Sơn những món ngon hấp dẫn

26/09/2020 ,00:42

 Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có vị trí cách thủ đô Hà Nội 157km. Với phía Bắc tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc. Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và gioa thương buôn bán với nước đông dân nhất thế giới. Với 2 cửa khẩu quốc tế đây là 2 cửa khẩu lớn của quốc gia và 7 cặp chợ biên giới.

Bạn biết gì về vùng đất Lạng Sơn? Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Bạn muốn tìm hiểu về núi rừng Đông Bắc, muốn được thả mình vào với thiên nhiên xanh. Thì đừng quên tìm hiểu về vùng đất Lạng Sơn ngay nhé.

Lạng Sơn là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc. Mang trong mình vùng đất lịch sử hào hùng gắn liền với các chiến công hiển hách của dân tộc. Lạng Sơn là một trong các tỉnh có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng du lịch. Du lịch Lạng Sơn từ lâu đã được biết đến là trung tâm mua sắm đầu mối lớn giáp biên giới Trung Quốc. Không chỉ có những danh thắng nổi tiếng. Lạng Sơn còn là nơi có nền ẩm thực vô cùng phong phú và hấp dẫn. Từ món mặn đến món ngọt, món chính đến món ăn vặt. Mà du khách đến nơi đây nhất định nên dành thời gian thưởng thức.

Vịt quay

Lạng Sơn nổi tiếng với món vịt quay lá móc mật. Đây là món ăn đòi hỏi người chế biến phải khéo léo. và có bí quyết riêng trong tất cả các khâu chọn vịt cũng như chế biến. Những con vịt quay chuẩn Lạng Sơn da đỏ au. Thơm lừng bóng nhẫy mời gọi. Miếng thịt mềm, ngọt thơm khi ăn chấm với nước ướp lá mắc mật cùng gia vị được tiết ra trong bụng con vịt trong lúc quay được đổ ra bát, gia giảm xì dầu, ớt.

Gắp một miếng thịt trên đĩa chấm với nước chấm đi kèm ấy mới thấy cái mềm. Ngọt của thịt hòa cùng vị đậm đà của nước chấm khiến người ăn khó có thể dừng đũa. Ở Lạng Sơn, món vịt quay được bán ở hầu hết các nhà hàng, quán ăn.

Phở vịt quay

Từ món vịt quay rất đặc sắc và đáng thử lạng sơn thì người dân nơi đây còn chế biến thành món phở vịt quay.  Món ăn này hấp dẫn người ăn bởi cái tên cũng như phần nguyên liệu lạ miệng. Nếu như bạn đã quen ăn phở bò hay gà thì chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú với món phở vịt quay nơi đây. Với những miếng vịt quay thơm lừng với da đỏ bóng mỡ màng. Được phục vụ kèm theo mỗi bát phở còn có một bát nước quay vịt hoặc một bát xì dầu đi kèm. Ngoài ra các quán ăn đều có sẵn lọ măng chua ngâm để bạn ăn khỏi ngấy. 

Phở chua

Phở chua là món ăn đặc sắc của Lạng Sơn. Với hơn 10 loại nguyên liệu đặc biệt như: bánh phở, khoai lang, gan lợn, dạ dày, thịt ba chỉ quay xá xíu, lạp xưởng, bột chao, lạc, dưa chuột cùng các loại rau thơm... Với cách thức chế biến cầu kỳ như vậy. Phở chua, hội tụ đầy đủ "ngũ vị" với giòn, bùi của khoai, của lạc. Vị ngậy của thịt xá xíu, cay của ớt, lại man mát của miếng dưa chuột. Chua dịu của nước dùng, cay của thứ măng ớt gia giảm. Đây là một món ăn mang đậm bản sắc Lạng Sơn.

Bánh mì nướng

Bánh mì nướng ở đây có nhiều loại gồm bánh có nhân và bánh không nhân. Bánh được nướng qua 2 công đoạn: Đầu tiên là nướng với dầu ăn, sau đó là thêm một lớp hỗn hợp dầu hào, mật ong. Để bánh có màu vàng đậm và thơm ngon. Ngoài ra nước chấm bánh mì nướng cũng được chế biến rất đặc sắc với vị cay của ớt. Vị ngọt của đường, vị chua của quất, mùi tàu thơm... Chấm miếng bánh mì thơm giòn với bát nước chấm đầy hương vị như thế. Người ta có thể dễ dàng ăn 2 - 3 cái hoặc nhiều hơn nếu còn bụng. Bánh mì nướng ở Lạng Sơn giá chỉ từ 3k đến 10k/cái, tùy loại có nhân hay không nhân.

Khâu nhục

Khâu nhục chính là món ăn độc đáo và được coi là sang trọng của đồng bào người Nùng nơi đây. Nó đòi hỏi kĩ thuật nấu nướng phức tạp với rất nhiều loại gia vị đặc trưng như khoai lang, lá tàu soi. Món ăn đạt tiêu chuẩn khi không bị vỡ nát, màu đẹp. Thịt ngọt mềm cùng lớp bì vàng rộm ngon mắt tỏa hương thơm ngào ngạt đánh thức vị giác. Khâu nhục ăn kèm với xôi, bánh gật gù hay cơm... đều rất ngon.

Bánh cuốn trứng

Cũng được tráng như bột gạo nước. Nhưng thay vì phần nhân thịt mộc nhĩ thì ở đây người ta lại đập một quả trứng vào giữa nồi hấp rồi đậy nắp vung cho trứng chín hơi, sau đó mới dùng que tre gấp bánh lại và cho ra đĩa. Bên trên đĩa bánh cuốn được rắc chút thịt băm chà nhuyễn có màu vàng nâu hấp dẫn.

Nước dùng của bánh cuốn ở đây không phải là nước mắm pha như bình thường. Mà gồm một chút thịt xay rang khô và bông lên, Rắc chút rau mùi thái nhỏ rồi mới rót lên thứ nước mắm chấm mỡ hành pha vừa vị. Đặc biệt theo đúng tinh thần xứ Lạng. Mỗi bàn ăn đều có thêm một lọ măng ngâm ớt để bạn tùy ý gia giảm vào bát nước chấm của mình.

Lạp xưởng tươi

Lạp xưởng Lạng Sơn là một trong những loại lạp xưởng ngon nhất được nhiều người yêu thích. Hương vị đặc trưng của nó luôn khiến người thưởng thức nhớ mãi không thể quên được. Món lạp xưởng này được chế biến từ thịt nạc vai đã qua tẩm ướp, nhồi vào lòng non đã sơ chế rồi đi phơi dưới trời nắng hoặc hong lạp xưởng trên bếp than hoa cho đến khi khô cũng được. Lạp xưởng sau khi phơi hoặc hong xong sẽ có bề mặt se khô lại và màu đỏ tươi đặc trưng rất hấp dẫn. Lạp xưởng tươi rán rất ngon, khi rán chỉ cần cho rất ít mỡ rồi rán nhỏ lửa để vàng đều là được. Lạp xưởng tươi thái miếng mỏng ăn với cơm, xôi đều rất ngon miệng.

Lợn quay lá mắc mật

So với các vùng miền khác lợn quay Lạng Sơn có những hương vị đặc trưng riêng. Sau khi sơ chế xong. Đầu bếp nhồi vào bụng lợn lá mắc mật bánh tẻ, một thứ lá rừng hay dùng ở dân tộc Tày và Nùng. Lợn được quay trên bếp than hoa đỏ lửa. ĐSể thịt chín vàng đều người làm sẽ quét dầu và mật ong rừng pha giấm lên mình lợn. Khi lợn chín tới, dùng vải thấm nước lã lau qua mình lợn quay rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên. Khi ăn bì giòn, thịt dai có vị rất đặc trưng quyện với mùi thơm của lá mắc mật.

Măng ớt

Những lát măng trắng mỡ màng chen lẫn với những quả ớt nhỏ xíu mà cay xè lưỡi. Thêm quả mắc mật nữa, chỉ bằng ấy thứ thôi đã tạo nên hương vị thật đặc biệt cho món măng muối ớt vốn là đặc sản không đâu có thể sánh bằng của người dân xứ Lạng.

Rượu Mẫu Sơn

Đây là thứ rượu ngây ngất tình người xứ Lạng được những người dân tộc Dao trên đỉnh Mẫu Sơn làm ra. Phương pháp chưng cất thủ công làm thứ rượu cực kỳ công phu này đã tồn tại cả nghìn năm trước. Người Dao chỉ lấy nước tinh khiết từ những con suối chảy từ trên núi có độ cao trên 1000m về làm rượu, loại men lá rừng cũng được tổng hợp kỳ công từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm và đều có tác dụng chữa bệnh. Chính bởi sự tỉ mỉ ấy mà bạn sẽ say lòng rượu Mẫu Sơn ngay khi nhìn thấy: trong vắt, không sủi tăm, uống vị đậm đà, êm dịu đê mê.

Đào Mẫu Sơn

Được mệnh danh là niềm tự hào của người dân xứ Đồng Đăng, Kỳ Lừa. Đào Mẫu Sơn ngon ngọt chẳng nơi nào bằng. Đào Mẫu Sơn được đồng bào dân tộc Dao trồng dưới các khe sâu của vùng núi Mẫu Sơn. Đào Mẫu Sơn có màu sắc, hương vị thật sự khác biệt. Quả to mập mạp, cắn vào thấy giòn tan, vị lại ngọt thanh ăn mãi không chán. Mỗi quả đào Mẫu Sơn to bằng cái bát con, cứ 3, 4 quả là được 1kg nhưng hạt đào lại bé tí. Khi chín, đào Mẫu Sơn có màu xanh nhạt ở lớp áo, bên trong đỏ au vị ngọt lịm, giòn tan, mùi thơm dịu rất đặc trưng, ai đã từng được ăn sẽ không thể quên.

Hồng không hạt Bảo Lâm

Hồng không hạt Bảo Lâm là giống hồng nổi tiếng. Được trồng từ lâu đời tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc. Và các xã lân cận thuộc hai huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Trong đó, hồng không hạt Bảo Lâm cho năng suất và chất lượng cao hơn. Và đây cũng chính là "cái nôi" khai sinh ra loại quả này. Giống hồng đặc sản được trồng từ bao giờ thì không ai biết. Ngay các vị cao niên đã trên 80 – 90 tuổi cũng không hay. Do vậy, có thể coi giống hồng không hạt Bảo Lâm là giống cây trồng bản địa của tỉnh Lạng Sơn.

Quýt vàng Bắc Sơn

Quýt vàng Bắc Sơn được trồng trên một vùng diện tích rộng lớn ở huyện miền núi Bắc Sơn. nên quýt ở đây có hai loại là quả tròn và quả dẹt.Phù hợp với thổ nhưỡng mỗi nơi trong vùng. Quýt quả tròn khi chín có màu vàng ươm, vỏ mỏng, vị ngọt đậm. Thường ít xơ, mùi thơm dịu, trọng lượng từ 80 đến 150g. Khi bóc có lỗ rỗng ở giữa quả. Quýt quả dẹt có hai đầu lõm, khi chín có màu vàng ươm, vỏ dày hơn, khó bóc, vị chua và cũng ít xơ. Trọng lượng quả trung bình 100 đến 150g.

Na Chi Lăng

Đến với mảnh đất Chi Lăng vào khoảng cuối tháng 5 Âm lịch. Đâu đâu cũng nghe mọi người nhắc tới đặc sản na Chi Lăng. Đặc biệt, giữa tháng 7 - tháng 8 Âm lịch, na vào mùa chín rộ. Từng gánh na được bà con hái trên núi. Đưa xuống đất thông qua hệ thống ròng rọc bày bán ngay tại chợ dọc Quốc lộ 1A.

 Giống na thuộc loại ngon có tiếng mà chỉ người sành ăn mới biết đến. Vì món đặc sản này số lượng không có nhiều. Chỉ có những vườn na ở huyện Chi Lăng mới cho trái na đạt hương vị thơm ngon nhất.

Cải làn

Cải làn Lạng Sơn nổi tiếng là món rau ngon, xanh mát. Có hương vị rất đặc trưng của vùng đất này. Cải luộc, nấu canh xương, xào đều có hương vị đặc biệt. Ai đã một lần được ăn ngồng cải làn thì không thể nào quên hương vị ngọt ngào của thứ rau này.

 Người dân địa phương trồng cải làn từ tiết đông chí. Khi cây đang lớn mạnh thì bấm ngọn, để mỗi nách lá bật lên những chồi ngọn. Khi những chồi này thành búp ít lá rồi chúm chím nụ xanh thì thu hoạch (đây là lúc chất dinh dưỡng trong cây tập trung nhiều nhất). Mùa thu hoạch ngồng cải làn từ tháng 4 tới tháng 8. Qua tháng 9, tháng 10, rau này rất hiếm và đắt gấp 4 - 5 lần chính vụ.

Mắc mật

Mắc mật là loại cây phổ biến được trồng ở nhiều nơi để lấy lá chế biến những món quay, nướng như thịt nướng, vịt quay, lợn quay,... Tuy nhiên nhắc đến loại cây này ở Lạng Sơn người ta lại nhớ nhiều hơn đến hương vị chua chua, ngọt ngọt của quả mắc mật.

Quả mắc mật có thể ăn tươi, vị ngọt dịu, vị chua chua của nó khiến ai cũng phải cảm thấy thích thú. Quả mắc mật cũng có thể dùng để nấu, kho một số món ăn. Ngoài ra còn dùng để ngâm măng ớt. Món măng ớt mắc mật là một loại đặc sản nổi tiếng của xứ Lạng.

Mận cơm

Mận có vỏ xanh, ăn có vị chát nhưng rất giòn là nét đặc trưng chỉ có thể tìm thấy ở những trái mận cơm đầu mùa xứ Lạng. Được trồng nhiều ở các tỉnh vùng núi trung du phía Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng..., mùa mận bắt đầu vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4. So với Mận hậu Sơn La thì mận cơm có đặc điểm khác biệt khá rõ. Thịt róc khỏi hạt, cùi giòn hơn, vị ngọt thì khá tương đương khi chín.

Chanh rừng Mẫu Sơn

Với độ cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm. Núi Mẫu Sơn ở xã Công Sơn, huyện Cao Lộc. Là địa điểm lý tưởng cho sự sinh trưởng của các loại cây đặc sản, trong đó có chanh rừng. Loài quả này nhỏ hơn chanh thông thường, khi chín vỏ màu vàng, ăn cả vỏ thì ngọt, bùi và thơm, nếu bỏ vỏ ăn lõi thì hơi chua.Cùng là chanh nhưng giống chanh ở đây không quá chua. Mang một chút vị ngọt lại rất thơm nên được nhiều người ở mọi miền ưa chuộng. Giá một cân chanh dao động khoảng 30k đến 40k/kg, có khi lên đến 70k, cao gấp đôi, thậm chí gấp ba lần chanh thường.

Xem thêm: Các món ngon đặc sản hấp dẫn ở Điện Biên

Bánh ngải

Ngải cứu là một loại thuốc và cũng là một loại thực phẩm quý. Tuy nhiên chỉ có người Lạng Sơn mới có thể chuyển thể ngải thành một món ăn hết sức đặc biệt: Bánh ngải cứu nhân vừng. Bánh ngải thuộc món bánh chay, tuy được làm từ gạo nếp nhưng rất dễ ăn, mát, không ngấy. Bánh có mùi thơm, dẻo của gạo nếp, vị của lá ngải, vị ngọt của đường và mùi thơm lừng của hạt vừng hòa quyện vào nhau. Nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không thể quên mùi vị của loại bánh dân dã này.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ về các món ngon tại Lạng Sơn trên đây. Datviet24h.com.vn đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhất khi tìm hiểu về đặc sản Lạng Sơn. Để tìm hiểu thêm về đặc sản nổi tiếng của các vùng miền khác các bạn nhớ ủng hộ mục tin tức về du lịch, ẩm thực do datviet24h.com.vn chia sẻ mỗi ngày.