Tin tức nhà đất Hà Giang

Ẩm thực Tây Bắc có những món ăn gì đặc biệt

21/08/2020 ,10:38

Ẩm thực Tây Bắc đặc trưng đầy ấn tượng - Tây Bắc là vùng không chỉ đa dạng về văn hóa các dân tộc. Mà văn hóa ẩm thực Tây Bắc cũng có rất nhiều nét đặc trưng riêng không nơi nào có được. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay nhé!

Tây Bắc được mệnh danh là thiên đường của rất nhiều món ăn ngon vô cùng độc đáo. Những món ẩm thực nơi đây đã thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến đây. Hôm nay datviet24h.com.vn sẽ giới thiệu tới các bạn những nét đặc trưng nhất của ẩm thực miền Tây Bắc. Để nếu có dịp đến thăm nơi đây bạn sẽ không bị choáng ngợp và có được những trải nghiệm ẩm thực phong phú ở nơi này.

Thiên đường của những món ăn ngon vô cùng độc đáo:

Tây Bắc là vùng đất có rất nhiều người dân tộc thiểu số khác nhau sinh sống. Với mỗi dân tộc thiểu số lại có những món ăn truyền thống đặc trưng riêng, mang đậm sắc thái dân tộc mình. Ví dụ: Người H’Mông có món mèn mèn. Người Tày nổi tiếng với thắng cố. Người Thái lại được biết đến nhiều qua các món nướng như: cá, gà, thịt lợn,… Tuy nhiên các một ăn được nhiều dân tộc thiểu sổ ưa chuậng nhất đó là thắng cố và các món làm từ thịt trâu, từ cá,… Hơn thế nữa đó là đặc điểm khác biệt nổi bật chính là không gian và thời gian. Mà họ thưởng thức những món ăn này của cá dân tộc cũng rất đặc biệt.

Những món ăn được làm từ những nguyên liệu chế biến vô cùng phong phú:

Với đặc trưng địa hình rừng núi mây trắng phủ bao quanh. Vùng Tây bắc có rất nhiều nguyên liệu đặc trưng tự nhiên để chế biến món ăn cực kỳ nổi tiếng. Có thể kể đến như: mắc khén, hạt dổi, măng rừng, mật ong rừng, gạo Điện Biên,…

1. Pa pỉnh tọp vô cùng độc đáo và hấp dẫn:

“Pa pỉnh tộp” được biết đến là món cá suối nướng của đồng bào Thái vùng Tây Bắc. Đây là một món ăn không chỉ có giá trị ẩm thực. Mà còn là thước đo đánh giá bàn tay khéo léo của người chế biến. Món ăn tinh hoa của ẩm thực dân tộc Thái. Pa Pỉnh Tộp là món ăn rất đặc sản của người Thái. Chủ yếu là ở vùng Lai Châu Tây Bắc. Pa theo tiếng Thái có nghĩa là “cá suối”. Còn Pa Pỉnh Tộp có nghĩa là cá gập nướng. Món ăn này được làm từ những con cá suối như cá chép, cá trôi, cá trắm… sống ở vùng suối núi. Sở dĩ nó có tên gọi là cá gập nướng là dựa vào hình dáng của con cá khi đem đi nướng. Người thái sau khi bắt cá mổ sạch, tẩm ướp rồi gập đôi con cá để nướng. Nên bà con dân tộc mới đặt tên như vậy.

2. Thắng cố món ăn truyền thống của người H'mông:

Thắng cố là món ăn đặc trưng nổi tiếng truyền thống của người H’mông. Thắng cố có nguồn gốc từ vùng núi Hà Giang. Về sau này món ăn này được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Món ăn này dần được ưa chuộng bởi toàn bộ những người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Nếu như người Hà Nội tự hào về phở. Còn người Sài Gòn tự hào về cơm tấm bao nhiêu. Thì người dân vùng Tây Bắc cũng tự hào bấy nhiêu vì món thắng cố của mình. Trong đó từ thắng cố là biến âm của tiếng “Thoảng cố” theo tiếng Mông được dịch có nghĩa là “nồi nước”. Thịt nấu thắng cố theo truyền thống trước đây là thịt ngựa về sau người dân cải biến có thêm thịt bò, thịt trâu và thịt lợn.

Gia vị truyền thống cho vào món này gồm muối, thảo quả, hoa hồi, địa điền,quế, lá chanh. Trong đó cây thắng cố chính là gia vị cuống cùng. Những gia vị này sau khi nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào. Món thắng cố được nấu theo công thức. Thịt và nội tạng con vật được rửa sạch, luộc chín, ướp trước với các loại gia vị. Sau đó thả vào nồi nước dùng có xương ngựa, nội tạng, tiết. Cùng 12 loại gia vị kể trên đã được đun sôi. Rồi cứ thế ninh nhừ hàng tiếng đồng hồ cho ngấm đẫm gia vị. Đến khi ăn, người thưởng thức có thể thêm một chút ớt, tiêu hoặc muối.

3. Thịt gác bếp cũng là một đặc sản không thể bỏ qua

Thịt gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái Đen. Đây là món ăn được người dân tộc Thái dùng để thiết đãi khách quý. Món này được chế biến từ bắp của trâu, bò, lợn được thả nhong trên các vùng núi Tây Bắc.

4. Nậm Pịa:

Nậm Pịa là món ăn đặc trưng của người Sơn La. Món này có thể dùng để làm nước chấm và có thể dùng trực tiếp làm món ăn như một loại canh. Nó có tác dụng giải rượu rất tốt. Nguyên liệu chính của món ăn này là nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ. Ngoài ra còn một thành phần rất đặc biệt nữa đó chính là pịa. Pịa là phần dịch gọi là phân non nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già. Nậm pịa hay còn gọi là nặm pịa. Trong tiếng Thái có nghĩa là “canh”, “pịa” là phần chất dịch sền sệt trong ruột non của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, ngựa hay còn gọi là phân non. Ẩm thực của Tây Bắc rất là đăc sắc và phong phú nên trong một bài viết. Có thể chúng tôi không thể nói hết được. Với 8 món ăn đặc trưng tiêu biểu trên đây hi vọng datviet24h.com.vn đã cung cấp tới du khách thập phương những thông tin hữu ích nhất.

5. Mắc khén được mệnh danh là đệ nhất gia vị Tây Bắc

Mắc khén được xem là một trong những loại gia vị độc đáo. Mà thiên nhiên núi rừng Tây Bắc đã ban tặng người dân nơi đây. Để góp phần làm phong phú cho ẩm thực Việt Nam. Ai đã từng đến đây và được thưởng thức những món ăn chế biến từ gia vị này. Thì chắc chắn sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng, đặc biêt của nó. Mà không phải ở đâu cũng tìm thấy được. Hạt Mắc khén còn được gọi với tên gọi khác là “Hạt tiêu rừng”. Tuy nhiên mắc khén lại mang hình dạng riêng. Với mùi thơm đặc trưng rất riêng biệt. Nó không giống như những loại hạt tiêu thông thường. Cây mắc khén thuộc dòng cây thân gỗ cao to. Cứ đến độ tháng 6 tháng 7 dương lịch hàng năm. Thì cây mắc khén ra hoa và ra trĩu quả. Đến tháng 11 dương lịch thì hạt mắc khén chín dần đều. Lúc này bà con các dân tộc lại gọi nhau trèo lên cây bẻ từng chùm mắc Khén để mang về phơi khô hoặc treo lên gác bếp. Để dành dùng cho cả năm. Các món ăn được rắc gia vị mắc Khén nổi tiếng như: Thịt trâu gác bếp, gà nước mắc khén, làm chẩm chéo, thịt nướng tây bắc... Mắc khén không chỉ giúp món ăn ngon hơn mà có mùi thơm rất đặc trưng.

6. Hạt dổi Tây Bắc:

Hạt dổi cũng là loại gia vị không thể thiếu để tẩm ướp các món nướng ngon nổi tiếng Tây Bắc. Như gà nướng, thịt ba chỉ nướng, sườn nướng,... Thông thường hạt dổi được giã nhỏ trộn với muối chanh, ớt thành một thứ nước chấm đặc trưng. Vừa cay cay, chua chua lại thơm ngậy. Được dùng để chấm thịt gà, thịt luộc. Nếu được chấm và ăn một lần thì bạn sẽ cảm thấy quả là không một thứ nước chấm nào có thể sánh được. Hạt dổi là loại hạt mà sau khi thu lượm bằng cách nhặt dưới gốc cây dổi. Người ta tách hạt ra khỏi quả dổi và đem phơi khô cất trữ để dùng làm gia vị. Hạt dổi thơm thơm cay cay rất phù hợp để làm gia vị như hạt tiêu. Nhưng hạt dổi được đánh giá rất thơm và ngon hơn hạt tiêu.

7. Măng rừng một nửa linh hồn của núi rừng:

Món ngon nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc không thể không kể đến. Đó là các món ăn khá ngon đặc trưng được chế biến từ các loại măng. Như măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt tươi mọc trong rừng tự nhiên. Măng là món ăn được người dân tộc ví nó xuất hiện như trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Măng rừng với người Tày không chỉ là nguồn thực phẩm nuôi sống con người. Không chỉ là kế sinh nhai mà còn là biểu trưng nét văn hóa của dân tộc. Từ lâu đã gắn với lời ăn tiếng nói hằng ngày, cách giáo dục nhân cách đạo đức con người nơi đây. Đa dạng các món ăn từ măng. Với măng, người Tày được xem là những “chuyên gia ẩm thực” về cách chế biến và bảo quản măng. Những món măng tươi, măng khô từ lâu là những món ngon, rất độc đáo. Đây là món ăn đặc sản của địa phương trong kho ẩm thực dân tộc. Phải kể đến như canh măng tươi nấu xương, măng nhồi thịt, thịt trâu xào măng chua, măng khô hầm chân giò lợn, măng nướng…

8. Mật ong rừng Tây Bắc:

Mật ong rừng nguyên chất của núi rừng Tây Bắc. Được thu hoạch bằng phương pháp thủ công. Mật có màu nâu trong, ngọt mát – vị ngọt rất riêng của núi rừng. Nó không có vị ngọt khé như các loại mật khác. Mật ong rừng Tây Bắc luôn được coi là đặc sản quý hiếm vì dược tính cao và hiệu quả tốt. Với nhiều công hiệu trong việc chữa các bênh liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp. Đặc biệt Mật ong rừng Mù Cang Chải được đánh giá rất cao. Mật ong ở đây được người dân thu hoạch bằng phương pháp thủ công. Nên nó luôn được giữ nguyên hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất. Đây được xem là đặc sản quý giá nhất của núi rừng Tây Bắc.

9. Gạo Điện Biên nổi tiếng khắp mọi miền tổ quốc

Gạo Điện Biên là đặc sản Tây Bắc không thể không kể đến như: Gạo Bắc Hương Điện Biên, gạo Tám Điện Biên, gạo Séng Cù của vùng Bát Xát Lào Cai, nếp Nương Điện biên, nếp Tú Lệ… Điện Biên, vùng đất không chỉ những nổi tiếng với chiến công lừng lẫy năm châu của dân tộc ta. Mà còn là vựa gạo đặc sản nổi tiếng cả nước.

Du lịch Tây Bắc thưởng thức ẩm thực núi rừng phong phú và du ngọan những địa điểm đi “mòn dép” vẫn muốn ghé qua:

Đến với Tây Bắc bạn sẽ được gặp gỡ những người dân mộc mạc chân chất. Cuộc sống miền núi cao tuy khó khăn, vất vả. Nhưng trên gương mặt họ luôn toát lên sự chất phác, hiền hậu. Họ luôn nở nụ cười hồn nhiên. Với ánh mắt trong veo của các em nhỏ cùng những bộ trang phục sặc sỡ mang đậm bản sắc dân tộc. Đã vẽ nên bức tranh hữu tình giữa con người và thiên nhiên làm nao lòng những du khách nơi đây. Nếu không có điều kiện thời gian đi được các nước trên thế giới, nếm thử các món ngon trên thế giới. Thì chúng ta đi du ngoạn trong nước và chinh phục những địa danh của tổ quốc. Cũng là một gợi ý tuyệt vời cho các bạn sau những ngày dài làm việc. Ngoài những món ẩm thực phong phú thì vùng đất Tây Bắc còn phải kể đến các địa danh đến một lần vẫn muốn đến nữa dưới đây:

1. Mù Căng Chải - Yên Bái:

Mù Căng Chải Yên Bái là một trong những điểm đến hấp dẫn . Bởi nơi đây có ruộng bậc thang đẹp nhất Tây Bắc. Đây là địa danh nằm trong danh sách những điểm đến hấp dẫn khi du lịch Tây Bắc. Những thửa ruộng bậc thang ở Mù Căng Chải được ca ngợi là vẻ đẹp “đỉnh cao của vẻ đẹp kết tinh từ văn hóa và lao động của người Việt Nam”. Khoảnh khắc thu sang, hình ảnh những thửa ruộng bậc thang dọc khắp cung đường Tây Bắc. Băt đầu bước vào mùa thu hoạch lúa với sắc vàng rực rỡ như rót mật khắp các sườn đồi. Những Ánh nắng vàng óng ả rũ dài mảnh đất quyện cả một không gian tràn ngập hương lúa chín. Thật là khiến cho tâm hồn người ta ngây ngất khó phai.

2. Cánh đồng Hoa Tam giác mạch Hà Giang:

Một trong những vùng đất du lịch đẹp đến nao lòng người. Vừa mang nhiều sắc thái trong năm không đâu xa chính là vùng đất Hà Giang. Nếu di đó yêu du lịch và thích khám phá miền sơn cước. Chắc chắn sẽ không xa lạ gì với những thời điểm nổi như cồn. Như mùa lúa chín, mùa hoa tam giác mạch tại Hà Giang. Thung lũng Sủng Là điểm đến hấp dẫn lòng người. Sủng Là với những vườn hoa khoe sắc khiến người đến không muốn rời chân. Thung lũng Sủng là được mệnh danh là bông hoa giữa cao nguyên đá. Với những vẻ đẹp mộc mạc, yên bình, một vẻ đẹp đặc trưng của miền sơn cước hữu tình.

Ngoài thung lũng Sủng Là thì bạn có thể đến với Rừng thông Yên Minh. Rừng thông Yên Minh được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam. Với những cây thông xanh rì, vươn cao vút giữa núi đồi rì rào trong gió. Đến với Hà Giang chắc chắc bạn sẽ không thể bỏ qua địa danh èo Mã Pí Lèng. Đèo Mã Pí Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc. Mọt cung đường đẹp nhất của vùng cao nguyên đá Hà Giang. Đèo Mã Pí Lèng nằm chênh vênh giữa một bên là núi đá cao ngút trời. Còn một bên là vực sâu thăm thẳm và ngắm nhìn dòng sông Nho Quế uốn lượn như một dải lụa mềm. Cảnh quan thật là hùng vĩ và đẹp mặt vừa yên bình vừa thư thái. Đến với Hà Giang bạn cũng sẽ được trải nghiệm dịch vụ khách sạn 5 sao không kém gì Hà Nội. Đó chính là địa điểm Nhà phố Vincom Shophouse Hà Giang. Do tập đoàn Vingruop đầu tư tại Phường Trần Phú - TPHà Giang - Tỉnh Hà Giang. Là tổ hợp khách sạn, nhà ở và trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất tại thành phố núi này hiện nay.

2. Điện Biên Phủ - Điện Biên:

Thành phố Điện Biên và bảo tàng Điện Biên Phủ là nơi rất nhiều người muốn ghé đến đây dù chỉ một lần. Đây là một minh chứng lịch sử giúp bạn cảm nhận được hào khí của chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây hơn 60 năm. Khi đến đây và đứng trên ttượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ. Bạn có thể ngắm nhìn được toàn cảnh cánh đồng Mường Thanh. Hoặc hầm tướng De Catrie cũng được xem là địa danh thú vị khi di du lịch Tây Bắc.

3. Cao Nguyên Mộc Châu - Sơn La:

Cao nguyên Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La cũng được xem là điểm đến tuyệt đẹp. Mà bạn nên tham quan khi du lịch vùng Tây Bắc. Mộc Châu Sơn La được xem là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhiều nhất của tỉnh Sơn La. Nơi đây có khí hậu trong lành mùa hè mát mẻ. Với nhiệt độ trung bình chỉ 20 độ C và mùa Đông khô ráo. Đến với Mộc Châu, bạn sẽ được trải ngiệm tham quan các di tích lịch sử nổi tiếng, rừng thông, động Sơn Mộc Hương, đỉnh Phiêng Luông,…

4. Mai Châu - Hòa Bình:

Đi qua Sơn La bạn sẽ đến Mai Châu thuộc tỉnh Hòa Bình. Đây là một trong top 10 điểm đến tuyệt đẹp khi du lịch Tây Bắc mà chúng ta không thể bỏ qua. Đến địa điểm này, bạn sẽ được tham quan hang Mỏ Luông, hang Chiều,…với những cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn lòng người.

5. Sapa - Lào Cai:

Sapa thuộc tỉnh Lào Cai cũng là trong những địa điểm hút khách. Sâp được xem là thị trấn nghỉ mát với khí hậu quanh năm mát mẻ và mùa Đông có tuyết nhẹ. Sapa là một địa danh nguyên sơ với cảnh quản tuyệt vời. Với bản làng của các dân tộc ít người như Dao, H’Mông, Xá Phó, Tày,… với cổng Trời, Thác Bạc, núi Hàm Rồng, hang Gió, cầu Mây,… Nơi đây xứng đáng là địa danh được nhiều người yêu thích.